Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 4 năm 2015 | 12:2

Hà Nam: Xe tải cày nát đường huyện lộ!

Đoạn đường liên huyện từ Đồng Hóa (Kim Bảng) đến cầu vượt Đồng Văn (Duy Tiên) của tỉnh Hà Nam đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng do sự tàn phá nghiêm trọng của xe tải...

Đây là tuyến đường dẫn đến các đầu mối giao thông chính như QL21A, QL1A,…nối liền với địa danh du lịch chùa Hương. Nhưng tuyến đường này, lại bị sự "tra tấn" liên tục của hàng loạt xe tải trở vật liệu, dẫn tới việc con đường bị xuống cấp trầm trọng. Điều này đang tạo nên sự bức xúc với người dân sinh sống nơi đây, cùng với đó là nỗi lo lắng, sợ hãi của các phương tiện khi tham gia lưu thông trên đoạn đường này.

Theo ghi nhận của PV báo Kinh tế nông thôn, tại tuyến đường này, mặt đường chi chít những “ổ voi”, “ổ gà” nối đuôi nhau liên tiếp, nhiều đoạn đường đã hư hỏng hoàn toàn. Vì là con đường dẫn đến trục giao thông chính, lại gần các mỏ đá nên phương tiện qua lại thường xuyên, liên lục và chủ yếu là xe tải.

Do đường xấu, “ổ voi” “ổ gà” xuất hiện với mật độ dày đặc nên các tài xế thường xuyên phải đánh lái lấn sang phần đường ngược chiều để tránh gây mất an toàn giao thông cho những người dân tham gia giao thông trên tuyến đường này.

Một người sinh sống gần khu vực này cho biết: “ Từ năm 2011 trở lại đây con đường mới bắt đầu xảy ra tình trạng này. Đường bé, tải trọng thấp mà ngày nào cũng phải gánh chịu hàng chục tuyến  xe tải chở đất đá thường xuyên đi qua dẫn đến mặt đường sụt lún, đất đá rơi vãi. Bây giờ, chỉ cần có ôtô chạy qua bất kể là to hay nhỏ thì ai cũng hít bụi cả”.

Đoạn đường đã trở thành nỗi ám ảnh cho người dân sinh sống bên đường cũng như những người tham gia giao thông nhiều năm qua. Mỗi khi các phương tiện giao thông cỡ xe máy chạy qua là bụi lại bị xới tung, mù mịt khiến cho người dân xung quanh cũng như người tham gia giao thông phải nín thở. Người đi đường dù có đầy đủ kính, khẩu trang cũng không tránh khỏi bụi bẩn bám đầy mặt, quần áo sẽ được hứng trọn các làn bụi trắng xóa.

Chị Duyên, một người sống ngay bên đường cho biết: “Ngày nào cũng phải đóng kín tất cả các cửa, lau chùi ấm chén, bàn ghế vì bụi cứ thi nhau bám vào. Nhiều khi phun nước cho đỡ bụi thì lại tạo thành ao nhỏ ngay trước cửa nhà vì ổ voi chi chit, xe tải thì chạy rầm rầm nghe cũng đủ sợ. Nhiều lúc người đi đường đâm phải ổ gà, xe mất thăng bằng ngã nhoài thấy mà run. Đã vậy, ngày nắng thì hít bụi nhưng còn tốt hơn là mưa, mưa không những lầy lội mà nước ngập không biết chỗ nào mà tránh. Chưa kể, xe lao qua thì hứng trọn vũng nước, ngã xe là chuyện bình thường. Đi qua đoạn đường này phải căng mắt mới tránh được, biết là nguy hiểm nhưng không đi không được”.

Dưới đây là một số hình ảnh đoạn đường được PV ghi lại cho thấy sự xuống cấp của con đường: 

Đất đá từ các chuyến xe tải thường xuyên rơi vãi ra đường cản trở người tham gia giao thông

Mặt đường bị sụt lún, xuống cấp với “ổ voi”, “ổ gà”

 Xe tải với cơn lốc bụi buộc người đi đường dừng lại 

Hầu hết các xe chở vật liệu qua tuyến đường này không có bạt che, chở quá tải dẫn đến tình trạng đất đá, cát, phế thải,…rơi vãi đầy đường càng khiến giao thông gặp nhiều khó khăn. Điều đáng nói là trước thực trạng trên gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt, cũng như tính mạng của người dân nơi đây nhưng vẫn chưa thấy cơ quan chức năng nào đứng ra xử lý, chịu trách nhiệm. Người dân thì vẫn phải “gồng mình” hứng chịu.

Ngân Đan
 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top