Cơ quan chức năng TP. Hà Nội phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển số lượng lớn nầm lợn bẩn khi đang vận chuyển từ vùng biên tỉnh Lạng Sơn vào nội thành Hà Nội tiêu thụ.
Rạng sáng 29/12, Đội 6, Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP Hà Nội, Phòng Cảnh sát giao thông và Đội Quản lý thị trường số 17, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện, bắt vụ việc nói trên.
Qua kiểm tra, các cơ quan thu giữ gần 2,5 tấn nầm lợn. Trong đó, nhiều sản phẩm đã có dấu hiệu thiu bẩn.
Theo lãnh đạo Đội 6, Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP Hà Nội, giá các nầm lợn này mùa trên vùng biên tỉnh Lạng Sơn rất rẻ, khi về đến Hà Nội tăng lên 4-5 lần. Vì lợi nhuận, các đối tượng sẵn sàng chống trả các lực lượng chức năng.
Lạng Sơn: Thu giữ 1.500kg nầm lợn bốc mùi hôi thối
Rạng sáng 25/12, Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Đội 4, Phòng cảnh sát môi trường (PC05) Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện một số đối tượng đang tập kết một số thùng xốp được đựng trong bao tải màu xanh bên ngoài có chữ Trung Quốc tập kết tại bãi đất trống khu vực khối 9 phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn.
Sau khi bị các cơ quan phát hiện, các đối tượng bỏ chạy, để lại 20 thùng xốp nói trên. Kiểm tra, Đoàn công tác phát hiện bên trong có chứa 1.500 kg nầm lợn, trị giá khoảng 135 triệu đồng. Toàn bộ số nầm lợn chứa trong các thùng xốp đang chảy nước, bốc mùi hôi thối, một số đã chuyển màu đen.
Ngay sau đó, số nầm lợn nói trên đã được các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn tiêu hủy theo quy định.
Thanh Hóa: Bắt cơ sở chế biến hơn 300 kg lòng bẩn
Mới đây, Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra, bắt quả tang tại gia đình anh Hoàng Đình Dũng, ở xã Xuân Khánh, huyện Thọ Xuân, đang sơ chế 256,7kg lòng lợn và 40kg lòng thành phẩm đã qua chế biến, sấy khô không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và một số hóa chất tẩy, tạo màu, chống thối.
Khai trước cơ quan chức năng, Dũng cho biết, mỗi ngày cơ sở chế biến khoảng 200 - 300 kg thực phẩm (chủ yếu là lòng lợn), sau đó vận chuyển ra cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) bán cho thương lái Trung Quốc.
Để có nguyên liệu, Dũng thường đến các khu vực chợ trên địa bàn và chợ đầu mối thu mua với giá rẻ, sau đó về ngâm hóa chất tẩy, tạo màu và chống thối để sơ chế và bỏ vào lò sấy khô.
Vào dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Do vậy, nhiều đối tượng buôn bán kinh doanh vận chuyển thực phẩm bẩn cũng tranh thủ dịp này để tung hàng ra thị trường để kiếm lời.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.