Vì quá bức xúc trước cách làm thiếu minh bạch, thiếu dân chủ, nói một đằng làm một nẻo của chính quyền xã Cộng Hòa (Quốc Oai - Hà Nội), hàng trăm người dân bủa vây chủ tịch xã này để chất vấn...
>> Phản đối chính quyền, người dân xã Cộng Hòa chưa nhận đất gieo cấy
>> Thêm nhiều sai phạm trong sử dụng đất tại xã Cộng Hòa!
>> Gần 220ha đất lúa nguy cơ bỏ hoang sẽ gieo cấy xong trước ngày 20/3
Liên quan tới việc người dân xã Cộng Hòa phản đối chính quyền nên không nhận đất để gieo cấy trong vụ chiêm xuân năm 2015, ngày 23/3, trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, ông Dương Tôn Kiên, Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai, cho biết: Đến thời điểm này (ngày 23/3), Cộng Hòa đã gieo cấy được 109/213 ha. Hiện nay, còn 3/11 đội gồm: 1, 2, 11 vẫn chưa gieo cấy. Những ngày tới, huyện và xã tiếp tục tuyên truyên, vận động người dân gieo cấy, phấn đấu đến hết tháng 3 sẽ cấy được khoảng 130ha.
Nguyên nhân chính dẫn tới người dân không gieo cấy, theo ông Vương Đắc Thủy, Chủ tịch UBND xã Cộng Hòa, là do người dân đòi chia đất 5% và đất công theo đầu khẩu cho người dân….
Có mặt tại cuộc họp giữa chính quyền xã Cộng Hòa và hàng trăm người dân các đội 1, 2, 4, 6, 11, 12 … vào ngày 23/3, phóng viên tiếp nhận nhiều ý kiến bức xúc của bà con như: UBND xã thiếu minh bạch, thiếu dân chủ, nói một đằng thực hiện một nẻo hay vô cớ cắt hàng chục ngàn mét vuông đất từ thôn này chuyển cho người khác thôn mà không thông báo cho dân.
Cuộc họp diễn ra ngày 23/3 thu hút hàng trăm hộ dân chưa gieo cấy tới dự. |
Người dân yêu cầu chính quyền xã giữ nguyên diện tích đất ở các thôn, đất của thôn nào giữa nguyên ở thôn đó. Quỹ đất 5% giữ lại theo đúng quy định còn đâu chia đều cho người dân theo đầu khẩu.
Ông Vương Đắc Giai ở đội 2 bức xúc: Chúng tôi yêu cầu UBND huyện làm rõ nguyên nhân tại sao người dân xã Cộng Hòa không gieo cấy? Trong vụ việc này, người dân sai hay chính quyền xã sai? Nếu UBND xã sai, huyện cần chỉ đạo xã đứng nhận lỗi trước dân, kiểm điểm trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể. Nếu người dân sai chính quyền cần chỉ rõ để người dân khắc phục.
Bà Doãn Thị Sâm, đội 11 cho biết, trước khi thực hiện DĐĐT xã có nói diện tích đất ở thôn nào sẽ giữ nguyên ở thôn đó, thế nhưng bây giờ xã đã chuyển hơn 20.000m2 đất của đội tôi sang đội khác. Khi chuyển, người dân chúng tôi không được biết. Bây giờ bà con yêu cầu xã trả lại hơn 20.000m2 cho đội 11, đồng thời chia hết quỹ đất 5% thừa cho người dân.
Cùng với kiến nghị của bà Sâm, ông Nguyễn Doãn Bé ở đội 11 yêu cầu xã trả lại hơn 20.000m2 đất của đội 11 mà trước đó xã đã lấy chuyển cho người khác.
Nhiều ý kiến, kiến nghị của người dân được phản ánh tới lãnh đạo xã Cộng Hòa. |
Tại hội nghị, nhiều ý kiến, kiến nghị khác cũng được người dân nêu ra như: tại sao 85% người dân có mặt trong cuộc họp là người nghèo mà lại không nhận ruộng để cấy, có nên nhận ruộng cấy không? yêu cầu xã nhận khuyết điểm trước nhân dân, ai chỉ đạo người ở đội khác tới đội 11 cày bừa, đề nghị thực hiện kết luận 09 của UBND huyện, chia diện tích 43.000m2 (khoảng 4,3ha) mà xã đang trích lại cho dân.
Cũng liên quan tới đất đai, nhiều ý kiến cũng đưa ra như: tại sao xã lại ký hợp đồng cho thuê đất đến tận năm 2029, trong lúc DĐĐT tại sao xã không thu hồi diện tích xã đã cho thuê trước đó để xử lý luôn…
Trả lời ý kiến của người dân, ông Vương Đắc Thủy, Chủ tịch UBND xã Cộng Hòa cho biết, trong DĐĐT không thể tránh khỏi việc điểu chỉnh diện tích đất giữa đội này sang đội kia. Thực tế, một số đội bị thiếu diện tích là do xã lấy đất để làm đường nội đồng và làm nhà văn hóa…
Ông Vương Đắc Thủy, Chủ tịch UBND xã trả lời các ký kiến, kiến nghị của người dân. Tuy nhiên, người dân thấy câu trả lời chưa thật thỏa đáng. |
Câu trả lời của chính quyền không thỏa đáng khiến người dân càng bức xúc. Cao trào, nhiều người dân đã tiến gần nơi ông Thủy ngồi để được trao đổi trực tiếp và trực tiếp được ông Thủy trả lời.
Để những bức xúc của mình được trực tiếp chủ tịch trả lời, nhiều người dân đã tiến sát vào nơi ông Thủy ngồi để hỏi. |
Tại cuộc họp ông Nguyễn Quế Chất, Bí thư Đảng ủy xã, cho biết, Đảng ủy tiếp thu ý kiến phản ánh của bà con. Tuy nhiên, bà con nên nhận ruộng để gieo cấy nếu không sẽ thiếu lương thực.
Cuộc họp kéo dài tới khoảng 1 giờ sáng ngày 24/3 mới kết thúc. Tuy nhiên, nhiều ý kiến, kiến nghị của người dân vẫn chưa được phúc đáp, làm sáng tỏ.
Trước những bức xúc, phản ánh của người dân, thiết nghĩ, Huyện ủy, UBND Quốc Oai nên sớm thành lập Đoàn thanh tra, thanh tra toàn bộ quy trình DĐĐT tại xã Cộng Hòa, từ đó chỉ ra những việc, mặt tốt mà xã đã làm được để nhân rộng, đồng thời cũng chỉ ra mặt chưa làm được, mặt còn hạn chế để thẳng thắn nhận khuyết điểm rút kinh nghiệm để các xã khác không mắc phải.
Hoàng Văn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.