Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 27 tháng 8 năm 2013 | 1:57

Hà Nội: Có dấu hiệu lừa đảo tại dự án chợ Kim Nỗ

KTNT- Mặc dù chưa trúng thầu nhưng Công ty CP Xây dựng và Đầu tư Thái Thịnh (Công ty Thái Thịnh) đã đứng ra ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với một đối tác có yếu tố nước ngoài hòng chiếm dụng vốn, đồng thời “tự khai” về con đường “hối lộ” quan chức hàng chục tỷ đồng từ xã đến thành phố.Chưa đấu thầu đã huy động vốn (?!)Ngày 22/8/2007, UBND TP.Hà Nội ban hành Quyết định số 3328/QĐ-UBND phê duyệt đề án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn huyện Đông Anh. Đến ngày 27/5/2010, Sở Tài chính Hà Nội có Quyết định số 2222/QĐ-STC phê duyệt giá sàn để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện một số dự án có sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh, trong đó có dự án chợ Kim Nỗ.

Ông Khúc Duy Thành thừa nhận đã “bố trí quân xanh, quân đỏ”
để được trúng thầu dự án.


Ngày 09/6/2010, UBND huyện Đông Anh có Quyết định số 1871/QĐ-UBND về việc Phê duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng các nhà đầu tư tham dự đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất (Dự án chợ Kim Nỗ, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh). Đến ngày 19/7/2010, UBND huyện Đông Anh phê duyệt kết quả đấu thầu theo Quyết định số 3284/QĐ-UBND. Theo đó, Công ty Thái Thịnh lúc này mới chính thức được chọn làm nhà đầu tư với tổng dự án là hơn 30 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trước đấy gần 01 năm, Công ty Thái Thịnh đã đi “rêu rao” với các đối tác là “chắc chắn” thắng thầu. Bằng chứng là, ngày 11/9/2009, ông Khúc Duy Thành, Giám đốc Công ty Thái Thịnh đã đứng ra ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 01/2009/HĐHTKD với Công ty CP Đầu tư Toàn Thắng do ông Nguyễn Văn Toàn làm Chủ tịch HĐQT, là doanh nhân định cư ở Nhật để cùng thực hiện dự án.

Trong đơn gửi Báo Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Văn Toàn phản ánh: Căn cứ Hợp đồng thì bên Công ty Toàn Thắng góp 60% và bên Công ty Thái Thịnh góp 40% vào thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, Công ty Thái Thịnh có trách nhiệm hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Trong giai đoạn đầu, Công ty Toàn Thắng đã hỗ trợ Công ty Thái Thịnh số tiền là 690 triệu đồng, trong tổng số 1.150.000.000 đồng (giai đoạn 1). Tuy nhiên, sau khi trúng thầu, Công ty Thái Thịnh lại “trở mặt” khi đưa ra báo cáo tài chính bất hợp lý, trong đó có cả loạt danh sách đã “hối lộ” các quan chức từ xã đến Thành phố để bắt Công ty Toàn Thắng phải “chi”.

Ông Thành trước đó cũng thông tin cho đối tác ngay từ năm 2009, Công ty Thái Thịnh đã cho tiến hành xây dựng tường rào bao quanh dự án. Tuy thừa nhận là người “không có nhiều tiền, phải chạy vạy...” và mới thi công được vài “công trình cấp 4, nhà xưởng...” nhưng ông Khúc Duy Thành lại trúng thầu một dự án tới hơn 30 tỷ đồng.

Mặc dù đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Toàn Thắng nhưng
Công ty Thái Thịnh vẫn ký HĐ với Công ty Hải Âu cùng tỷ lệ 40 – 60%.


Giải đáp cho phía đối tác những thắc mắc này, ông Thành thừa nhận, khi đấu thầu ông đã thành lập ra đội “quân xanh, quân đỏ”. “Có 5 đơn vị đấu thầu, ngoài Công ty Thái Thịnh, 4 đơn vị còn lại là do em bàn với họ. Theo Luật Đấu thầu, mỗi đơn vị tham gia phải bỏ ra 1 tỷ đồng (đặt cọc)... Mà họ chỉ giúp mình tham gia đấu thầu thôi, còn tiền mình phải ứng cho họ... Tiền tỷ nhà em lấy đâu ra. Em phải thế chấp nhà vẫn không đủ. Trong một ngày, một đêm vợ chồng em phải lo bằng được, kể cả đi vay lãi cao 10 – 15%. Lúc đó em khẳng định với anh Toàn rồi, chắc chắn sẽ trúng thầu, vì em đã bàn và thống nhất với chính quyền rồi...”, ông Thành bộc bạch với đối tác.

 Lửa đảo đối tác có yếu tố nước ngoài (?!)

Ông Nguyễn Văn Toàn là doanh nhân định cư lâu năm tại Nhật, khi về Việt Nam làm ăn, ông thật sự bị “xốc” trước cách làm ăn thiếu minh bạch của ông Khúc Duy Thành, Giám đốc Công ty Thái Thịnh.

Bởi ngày ngày 11/9/2009, Công ty Thái Thịnh đã đứng ra ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh số 01/2009/HĐHTKD với Công ty CP Đầu tư Toàn Thắng. Trong hợp đồng ghi rõ nội dung, Công ty Thái Thịnh góp 40% và Công ty Toàn Thắng góp 60% để cùng đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành... dự án. Đồng thời, không liên doanh, hợp tác với đơn vị thứ 3.

Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy, làm việc với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn ngày 21/8/2013, ông Nguyễn Quang Đặng, Giám đốc Ban quản lý dự án huyện Đông Anh khẳng định: “Nhà nước sẽ không bảo hộ về mặt pháp luật đối với Công ty Toàn Thắng vì trong hồ sơ dự án không có tên Công ty Toàn Thắng, đồng thời đây không phải là hợp đồng liên danh nên về mặt pháp luật thì Công ty Thái Thịnh mới là đơn vị thực hiện xây dựng và sau này được quyền quản lý, còn Toàn Thắng chỉ là đơn vị “giúp việc”...”.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Ban quản lý chợ Hà Vị (thuộc Công ty Hải Âu)
khẳng định, Công ty chưa từng hợp tác góp vốn với bất cứ một doanh nghiệp
nào khác để đầu tư kinh doanh chợ.


Điều khá ngạc nhiên là trong hồ sơ dự án, lại xuất hiện một hợp đồng hợp tác kinh doanh với một đơn vị khác, cũng cùng tỷ lệ 40 - 60%. Hợp đồng hợp tác kinh doanh - góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác ba chợ” với một doanh nghiệp khác có tên là Cty TNHH Xây dựng Hải Âu, trụ sở tại TP.Bắc Giang (Bắc Giang).

Trong buổi làm việc với phóng viên Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Ban quản lý chợ Hà Vị (thuộc Công ty Hải Âu) lại khẳng định, Công ty chưa từng hợp tác góp vốn với bất cứ một doanh nghiệp nào khác để đầu tư kinh doanh chợ.

Không chỉ có hành vi lừa đảo Công ty Toàn Thắng góp vốn đề cùng đầu tư, quản lý, sử dụng và kinh doanh (thực tế không được pháp luật bảo hộ) ông Khúc Duy Thành, Giám đốc Công ty Thái Thịnh còn có hành vi lừa đảo cơ quan Nhà nước khi bố trí “quân xanh, quân đỏ” để trúng thầu dự án. Để làm sáng tỏ hành vi trên, trong các số báo tiếp theo, Báo Kinh tế nông thôn sẽ cung cấp “danh sách đen” các quan chức từ xã, huyện đến Thành phố mà ông Khúc Duy Thành đã “hối lộ” hàng chục tỷ đồng để có được dự án.

Duy Phong



KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top