Lãnh đạo quận Đống Đa, TP. Hà Nội khẳng định sẵn sàng đối thoại làm rõ đơn khiếu nại của công dân liên quan đến việc đền bù GPMB phục vụ dự án cải tạo hồ Ba Mẫu, nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược.>>Hà Nội: Dự án hồ Ba Mẫu, “chậm hơn rùa”“Nếu gia đình đưa ra giấy tờ chứng minh là thửa đất hợp pháp có thời điểm sử dụng trước khi quyết định 781/QĐ-UB ngày 25/02/2000 của thành phố Hà Nội về việc giao đất công thì chính quyền sẵn sàng ngồi lại để xem xét phương án đền bù”.
Hình ảnh vụ cưỡng chế thu hồi đất phục vụ dự án cải tạo hồ Ba Mẫu |
Đó là “lời hứa” của ông Trần Việt Trung, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa, TP. Hà Nội trước ngày (7/03/2013) cưỡng chế thu hồi đất tại dự án hồ Ba Mẫu.
Tuy nhiên, đã 20 ngày trôi qua kể từ ngày quận Đống Đa cưỡng chế thu hồi đất tại dự án cải tạo hồ Ba Mẫu, gia đình bà Trần Thị Thành, trú tại tổ 23, phường Phương Liên, quận Đống Đa vẫn không nhận được bất kỳ thông tin nào từ phía quận Đống Đa về những thắc mắc liên quan đến quyết định thu hồi đất của gia đình. Bên cạnh đó, mọi liên hệ của phóng viên Dân trí khi đặt lịch làm việc với chính quyền UBND quận Đống Đa chỉ nhận được câu trả lời của ông phó Chánh văn phòng là “đang sắp lịch”.
Cứ cưỡng chế… nếu sai sẽ khắc phục?!
Trong căn nhà cấp 4 ẩm thấp với 11 nhân khẩu (3 thế hệ) trong một gia đình, bà Thành không giấu nổi bức xúc kể lại cho phóng viên những “lời hứa”, sự chỉ đạo của ông Trần Việt Trung, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa tới chính quyền UBND phường Phương Liên trong cái ngày (5/03/2013) được cho là vận động cuối cùng trước khi cưỡng chế khu đất nhà bà.
“Hôm đó, tôi giải trình với lãnh đạo quận Đống Đa rằng phần đất 39,8m2 là gia đình tôi mua của ông Nghiêm Sỹ Lạc từ ngày 4/2/1985 (có giấy tờ viết tay). Đến năm 1990, ông Lạc không may qua đời. Bên cạnh đó, năm 1990, Nhà nước có thực hiện dự án kè hồ Ba Mẫu, gia đình tôi đã hiến một phần đất để thực hiện dự án.
Bà Thành cho rằng phương án bồi thường của gia đình có dấu hiệu bất thường |
Phần đất còn lại gia đình tôi sử dụng để trồng rau và làm lối lên xuống hồ đã được thể hiện trên bản đồ địa chính năm 1994. Hơn nữa, từ năm 1995, gia đình tôi cũng thực hiện nghĩa vụ nộp Thuế đầy đủ cho đến nay và ăn ở không xảy ra tranh chấp khiếu kiện gì với ai. Tại sao chính quyền lại đền bù cho tôi chưa đến 2 triệu đồng/39,8 m2?”
Theo hướng dẫn của ông Trung, gia đình xuống gặp ông Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường Phương Liên đề nghị được xem giấy tờ xác nhận nguồn gốc đất.
Nhưng ngày hôm sau, lãnh đạo UBND phường Phương Liên đều trả lời rằng không còn giữ biên bản điều tra về nguồn gốc đất (một giấy tờ rất quan trọng trong việc xác định thời điểm sử dụng đất xem thửa đất của gia đình sử dụng trước hay sau ngày UBND thành phố Hà Nội ra quyết định 781/QĐ-UB ngày 25/2/2000 xác định phần đất công ích), mời gia đình lên quận gặp ban bồi thường đề nghị cho xem.
Phương án bồi thường có dấu hiệu làm trái quy định?
Trong quyết định 3956/QĐ-UBND của quận Đống Đa ngày 3/8/2012, về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi nêu rõ gia đình bà Thành có hộ khẩu thường trú tại tổ 23 từ năm 1992. Thửa đất 39.8m2 nằm trong bản đồ có lưu tại hồ sơ của phường.
Nhưng, không biết vì lý do và nghiệp vụ như thế nào mà tổ công tác lập biên bản điều tra xác minh đã xác định phần diện tích 15,65 m2 có nguồn gốc sau ngày 15/10/1993 đến trước tháng 10/2000 và 24,15m2 có nguồn gốc sử dụng sau thời điểm công bố quy hoạch năm 2001 đến nay. Và tổ công tác kết luận toàn bộ phần diện tích 39,8m2 “đương nhiên” rơi vào thế đất công ích vì thời điểm của ngày 25/02/2000 - ngày UBND thành phố Hà Nội ra quyết định 781/QĐ-UB về việc giao đất công, đất trống trên địa bàn quận.
Bên cạnh đó, phương án bồi thường của UBND quận Đống Đa có chữ ký của 6 cán bộ có chuyên môn cấp cao được bà Thành cho là… phương án bồi thường khá “mập mờ”, không ghi rõ áp dụng điều gì, khoản gì, tại sao người dân lại được đền bù số tiền đó, mà chỉ nói rất chung chung, không đưa ra biên bản điều tra về đất giải trình tại sao hội nghị lại ra kết luận về nguồn gốc sử dụng đất lại “tình cờ” rơi đúng vào thời điểm ra quyết định 781/QĐ-UB về giao đất công của UBND thành phố Hà Nội?
Có thể thấy quyết định dùng chứng cứ thời điểm sau để áp cho đất có nguồn gốc từ năm 1986 của UBND quận Đống Đa là điều vô lý. Bởi, ông Lạc, người bán đất cho gia đình bà Thành đã mất năm 1990, một lần nữa cũng khẳng định thời điểm giao dịch là trước năm 1990 (việc này thể hiện qua giấy tờ mua bán đã xỉn màu, và việc không có tranh chấp khiếu kiện giữa gia đình ông Lạc cùng con cháu và gia đình bà Thành từ đó đến nay).
Vậy tại sao UBND quận Đống Đa lại không giải trình, công khai rõ vì sao tổ công tác điều tra biên bản về đất lại ra quyết định xác định thời điểm sử dụng đất như vậy? Phải chăng có điều gì “bí ẩn” mà chính quyền lại ra quyết định khẳng định thời điểm giữa ranh giới người dân được bồi thường chưa đến 2 triệu đồng và một phương án được bồi thường tiền tỉ, nếu xác nhận thời điểm theo giấy tờ chứng minh?.
Một lần nữa gia đình bà Thành đề nghị TP. Hà Nội, UBND quận Đống Đa, các cơ quan thẩm quyền vào cuộc xác minh, điều tra, công khai những giấy tờ, giải trình những văn bản liên quan đến việc thu hồi đất tại khu đất cải tạo hồ Ba Mẫu.
(theo Dân trí) |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.