Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 6 năm 2017 | 9:5

Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy rừng phòng hộ Nam Sơn

Công an TP.Hà Nội phối hợp với cơ quan chức năng huyện Sóc Sơn tiến hành khám nghiệm hiện trường, xác định nguyên nhân vụ cháy rừng.

Sáng 6/6, lực lượng Công an thành phố Hà Nội, Kiểm lâm phối hợp cùng Công an huyện Sóc Sơn đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, xác định nguyên nhân gây ra vụ cháy rừng phòng hộ Nam Sơn, huyện Sóc Sơn.

Theo UBND huyện Sóc Sơn, vụ cháy rừng phòng hộ Nam Sơn làm thiệt hại khoảng 50 ha rừng keo, thông, bạch đàn... Đám cháy xảy ra và lan rộng sang diện tích rừng thuộc khu vực giáp ranh với 3 xã Bắc Sơn, Nam Sơn và Phù Linh, huyện Sóc Sơn.

ha noi dieu tra nguyen nhan vu chay rung phong ho nam son hinh 1

Sau nhiều giờ với nỗ lực của các lực lượng phòng cháy chữa cháy và địa phương tại chỗ, đến đêm qua đám cháy cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, nhiều điểm cháy nhỏ vẫn tiếp tục xảy ra và đến sáng nay (6/6), vụ cháy ở khu vực rừng phòng hộ đã được dập tắt hoàn toàn…

Bà Đỗ Thu Nga, Chánh Văn phòng UBND huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội cho biết: “Huyện huy động khoảng 2.000 người gồm lực lượng quân đội, công an, nhân dân tham gia khống chế và ngăn chặn không cho đám cháy lan rộng. Khói tạt từ đám cháy sang các khu vực lân cận nên chúng tôi thông báo để người dân chủ động ứng phó và sơ tán khỏi vùng nguy hiểm”.

Vụ cháy rừng phòng hộ Nam Sơn là vụ cháy rừng lớn nhất từ trước đến nay xảy ra tại Hà Nội. Nguyên nhân gây cháy rừng đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Ông Lê Minh Tuyên, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội cho biết: “Các lực lượng hiện nay vẫn ứng trực tại hiện trường đề phòng những đám cháy nhỏ tái phát trở lại đồng thời tiếp cận những điểm đã được khống chế để thống kê thiệt hại. Nắng nóng khiến nguy cơ cháy rừng cao nên chúng tôi đã yêu cầu các địa phương có rừng tăng cường cán bộ ứng trực, phát hiện và khống chế kịp thời khi xảy ra cháy”./.

Minh Long/VOV

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top