Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ký kết luận thanh tra nội dung tố cáo của công dân đối với ông Đỗ Mạnh Tuấn, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm.
Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chỉ đạo kỷ luật nhiều cán bộ sai phạm vụ rừng Sóc Sơn
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa có văn bản chỉ đạo xử lý, khắc phục sau thanh tra toàn diện công tác quản lý, sử dụng đất rừng trên 10 xã và thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn) giai đoạn từ năm 2008-2018.
Theo đó, ông Hùng giao hàng loạt các cơ quan như: Công an TP, Thanh tra TP Hà Nội, Sở NN&PTNT, Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở QHKT, Sở Nội vụ, UBND huyện Sóc Sơn, Công ty TNHH Đầu tư phát triển thuỷ lợi Hà Nội phải tiến hành kỷ luật, làm rõ trách nhiệm các cán bộ có liên quan đến sai phạm về quản lý, sử dụng đất rừng Sóc Sơn trong hơn 10 năm qua. Kết quả xử lý vi phạm phải được tổng hợp, báo cáo UBND TP Hà Nội trước ngày 15-5-2019.
Cụ thể, ông Hùng giao Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm theo quy định đối với tập thể và cá nhân các thời kỳ từ năm 2006 – 2018 đã không nghiêm túc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và UBND TP. Hà Nội về xử lý khắc phục sau thanh tra; buông lỏng quản lý về đất đai, trật tự xây dựng, để xảy ra các vi phạm như kết luận thanh tra.
UBND huyện Sóc Sơn phải lập kế hoạch và thiết lập hồ sơ, phương án xử lý, khắc phục đối với các công trình vi phạm về đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, vi phạm trật tự xây dựng từ năm 2006 – 2018 tại thị trấn Sóc Sơn và 10 xã trên. UBND huyện Sóc Sơn cũng được giao kiểm tra, rà soát các trường hợp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Sóc Sơn và 10 xã. Làm rõ các trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định để có phương án xử lý.
Ông Hùng cũng yêu cầu Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thuỷ lợi Hà Nội kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức kỷ luật đối với Giám đốc Xí nghiệp Đầu tư phát triển thuỷ lợi Sóc Sơn để xảy ra vi phạm như nội dung kết luận. Đồng thời giao Giám đốc Sở NN&PTNT kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước theo phân cấp đối với các hồ chứa nước thuỷ lợi và quản lý đất rừng phòng hộ, đặc dụng Sóc Sơn. Kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức kỷ luật đối với Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội để xảy ra những vi phạm.
Ngoài ra, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cũng giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cũng phải rút kinh nghiệm đối với những thiếu sót; Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Sóc Sơn trong việc làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định. Giao Giám đốc Sở Xây dựng tổ chức rút kinh nghiệm đối với thanh tra Sở Xây dựng về những thiếu sót đã được nêu tại kết luận; Giao Sở Nội vụ kiểm tra, đôn đốc việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan…
Đặc biệt, ông Hùng giao Thanh tra TP Hà Nội chuyển Công an thành phố các hồ sơ liên quan đối với những vi phạm trong việc chứng thực, xác nhận mua bán, chuyển nhượng đất dẫn đến việc xây dựng công trình vi phạm trong quy hoạch rừng năm 2008, để xử lý nghiêm theo quy định. Công an thành phố tiếp nhận hồ sơ được chuyển sang để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Thanh tra TP Hà Nội đã chỉ rõ tại huyện Sóc Sơn có 659 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất lâm nghiệp nêu từ 2008 không được xử lý mà tiếp tục để phát sinh các vi phạm mới. Đến năm 2017, huyện mới xác định 555 công trình vi phạm, nay vẫn còn 485/555 công trình chưa xử lý. Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho thấy việc xác định công trình vi phạm của UBND huyện Sóc Sơn năm 2017 không chính xác, thực tế số lượng công trình vi phạm lớn hơn rất nhiều. Chỉ riêng 2 xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng đã có 797 công trình vi phạm. Kết luận cũng nêu rõ huyện Sóc Sơn không kiểm tra và xử lý với 336 trường hợp chuyển nhượng đất trong quy hoạch rừng.
Đáng chú ý, hầu hết trường hợp chuyển nhượng, người bán đất không có giấy tờ sử dụng đất nhưng vẫn được UBND các xã chứng thực, xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng, dẫn đến người nhận chuyển nhượng đất xây dựng nhiều công trình lớn trong quy hoạch rừng.
Căn nhà xây dựng trái phép của Chánh thanh tra quận Thủ Đức đã bị tháo dỡ
Vừa qua, bên lề cuộc họp tình hình kinh tế - xã hội quý I/2019 của TP.HCM, ông Đặng Nguyễn Thanh Minh, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Thủ Đức cho biết, sau khi báo chí phản ánh và qua quá trình làm việc với UBND quận, ông Lê Ngọc Quí đã thừa nhận việc xây dựng căn nhà phía sau ngôi biệt thự của gia đình ông là sai và sẽ tự tháo dỡ công trình xây dựng nêu trên.
Ghi nhận của phóng viên, đến ngày 8/4, ngôi nhà đằng sau ngôi biệt thự tại số 575/1, đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức của gia đình ông Quí đã được tháo dỡ xong. Căn nhà trên rộng khoảng 70m2 được lợp mái tôn và nuôi rất nhiều động vật. Bên ngoài là hàng rào, cổng sắt chắc chắn và có gắn camera an ninh ở đầu cổng. Căn nhà xây dựng trái phép trên nằm cùng lô đất ngay đằng sau căn biệt thự mà gia đình ông Lê Ngọc Quí đang ở.
Trước đó, báo chí đã phản ánh về việc gia đình ông Lê Ngọc Quí có hành vi xây dựng trái phép. Khu đất trên đứng tên chủ sở hữu là bà Võ Thị Mỹ Lan (vợ ông Quí).
Việc làm trên của gia đình ông Quí đã bị UBND phường UBND phường Hiệp Bình Chánh lập biên bản ngừng thi công vào ngày 10/10/2017. Tại thời điểm trên, biên bản được lập theo diện vắng chủ do ông Quí, bà Lan không có mặt.
Đến ngày 19/10/2017, sau khi có báo cáo của phường, UBND quận Thủ Đức đã ra quyết định cưỡng chế đối với căn nhà này và giao cho Công an phường Hiệp Bình Chánh giám sát. Tuy nhiên, quyết định cưỡng chế đã có hiệu lực hơn 1 năm rưỡi, nhưng đến thời gian gần đây công trình vẫn tồn tại.
Giải thích về sự việc trên ông Lê Ngọc Quí cho biết, căn biệt thự 575/1 Kha Vạn Cân (phường Hiệp Bình Chánh) và căn nhà cấp 4 phía sau căn biệt thự là của vợ chồng ông. Ông Quí cũng cho rằng, do căn nhà phía sau này được xây dựng tạm bợ trên đất của gia đình ông, dùng để chứa đồ và nuôi chó nên không xin phép xây dựng. Ông Quí cũng rằng, mình không hề biết về việc lập biên bản xây dựng trái phép cũng như cưỡng chế căn nhà. Nhưng nếu có sự việc đó ông sẵn sàng chấp hành.
Sự việc ông Lê Ngọc Quí xây dựng nhà trái phép xảy ra trong bối cảnh UBKT Thành ủy TP.HCM, vừa tiến hành kỷ luật một số cán bộ quận Thủ Đức có khuyết điểm, vi phạm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ chưa đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên, là người giữ cương vị Chánh thanh tra quận Thủ Đức ông Quí lại cố tình vi phạm bất chấp sự phản đối của dư luận.
Cũng ở bên lề cuộc họp tình hình kinh tế - xã hội quý I/2019 của TP.HCM, khi phóng viên đề cập đến việc nguyên nhân nào khiến ông Lê Ngọc Quí giữ chức Chánh thanh tra quận Thủ Đức 14 năm liên tiếp, ông Đặng Nguyễn Thanh Minh, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Thủ Đức cho biết quận đang họp bàn xem xét để giải quyết trong thời gian tới.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.