Liên quan đến việc Tòa nhà Sakura Tower tại số 47 Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân (Hà Nội) tiếp tục phát sinh sai phạm sau khi bị xử phạt vì xây đến hơn 20 tầng không có giấy phép, trao đổi với PV Dân trí ngày 10/5, bà Trần Thị Thanh Bình - Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung cho biết sau khi tiếp nhận thông tin từ báo chí, bà Bình đã chỉ đạo tổ thanh tra xây dựng cùng cán bộ phường kiểm tra sự việc.Tổ kiểm tra đã lập biên bản hiện trạng sai phạm của tòa cao ốc. Tuy nhiên, bà Bình cho biết sau nhiều ngày kiểm tra, bà vẫn chưa nhận được biên bản chính thức này mà chỉ được nghe báo cáo miệng.
* Hà Nội: Sai phạm chồng sai phạm tại dự án Sakura Tower
Theo bà Bình, tổ hợp căn hộ, văn phòng, thương mại Sakura Tower do Công ty cổ phần Hùng Tiến - Kim Sơn làm chủ đầu tư và Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng Vinaconex - Alphanam chịu trách nhiệm thi công. Dự án khởi công từ cuối năm 2009 với tổng diện tích đất là hơn 2.600m2. Giai đoạn trước khi bà Bình về nhận cương vị Chủ tịch phường, tòa cao này bị Thanh tra Bộ Xây dựng xử phạt chủ đầu tư mức cao nhất 500 triệu đồng do xây đến hơn 20 tầng mà không hề có giấy phép xây dựng.
Liên quan đến việc cả tòa cao ốc "qua mặt" hàng loạt các cơ quan chức năng từ chính quyền địa phương đến cơ quan chuyên môn trước đây, nhiều cán bộ đã bị xử lý kỷ luật như Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung, Phó chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung, Chánh thanh tra xây dựng quận Thanh Xuân...
Bà Trần Thị Thanh Bình khẳng định UBND phường chưa hề tiếp nhận những phản ánh, khiếu nại của người dân về sai phạm tiếp nối tại tòa cao ốc Sakura. Vị chủ tịch phường cho rằng do chủ đầu tư thi công tiếp bên trong tòa nhà nên phường không phát hiện được.
Được biết, sai phạm tiếp nối của chủ đầu tư cao ốc 47 Vũ Trọng Phụng liên quan đến tự ý thay đổi công năng 02 sàn kỹ thuật 2000 m2 thành các sàn căn hộ để bán. Và hiện tại, nhiều cư dân mua căn hộ chung chư của dự án này đã về đây sinh sống. Tuy nhiên, chủ đầu tư chưa bàn giao cho địa phương quản lý. Phường Thanh Xuân Trung đã nhiều lần có văn bản yêu cầu chủ đầu tư có đề xuất thành lập tổ dân phố để địa phương quan lý về con người nhưng chưa được chủ đầu tư thực hiện.
Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin đến bạn đọc./.
Thành Vinh |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.