Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 25 tháng 10 năm 2014 | 7:1

Hà Nội: Người dân kêu cứu vì sống chung với kênh mương ô nhiễm!

KTNT – Hàng nghìn người dân tại khu vực các phường Kim Mã, Đội Cấn, Liễu Giai, Ngọc Hà thuộc quận Ba Đình (Hà Nội) hàng ngày không chỉ phải “nín thở” sống chung với dòng mương Đại Yên bị ô nhiễm nặng, nước thải đen ngòm, bốc mùi nồng nặc, mà còn nơm nớp no sợ nhà của mình bị mương “nuốt” mất.
 
Theo phản ánh của người dân sống tại tổ 9 phường Ngọc Hà, đã nhiều năm, bà con phải sống trong tình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Nhiều ngôi nhà ở các phường Kim Mã, Đội Cấn, Liễu Giai, Ngọc Hà thuộc quận Ba Đình (Hà Nội) đang thuộc diện giải tỏa để phục vụ xây dựng hệ thống cống thay thế cho con mương Đại Yên có nguy cơ sụt lở cao. Trong lúc này, người dân chỉ còn biết trông mong công trình sớm hoàn thành.
 

Dự án thi công kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại của người dân


Dòng mương nham nhở
 
Tiếp nhận phản ánh, phóng viên báo Kinh tế nông thôn đã có mặt tại tổ dân phố số 9, phường Ngọc Hà để ghi nhận thông tin. Tại đây, mương Đại Yên không khác một con “thủy quái nặng mùi” với dòng nước thải đen kịt, bốc mùi hôi thối. Không chỉ có vậy mà người dân ở đây suốt nửa năm qua phải sống giữa bãi rác xây dựng, đất đá ngổn ngang do tại đây đang có một công trình xây dựng hệ thống công thoát nước.
 
Được biết, hệ thống thoát nước được xây dựng do nguồn vốn ODA đầu tư. Công trình được khởi công từ đầu năm 2014. Hệ thống cống được chia thành từng đoạn nhỏ có chiều dài từ 8-10m. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng chậm hơn so với dự tính. Theo quan sát, mỗi đoạn cống chỉ có từ 3-4 công nhân thi công.
 

Người dân đang phải sống chung với ô nhiễm nặng nề


Cận cảnh dòng kênh Đại Yên
 
Trao đổi với phóng viên, chị Hoa, người dân sống tại đây bức xúc cho biết: “Chúng tôi sống ở đây ô nhiễm thế này đã đủ chết rồi, giờ lại còn xây dựng hơn nửa năm nay chưa xong, đất đá ngổn ngang, nhà cửa còn có nguy cơ sạt lở. Đường đi không có, nhiều nhà phải tự lấy tre gỗ bắc qua mương lấy đường đi. Chúng tôi đã kiến nghĩ nhiều lần đến chính quyền rồi mà không thấy có bất kì  động thái nào giải quyết. Giờ chỉ mong sao công trình hoàn thành nhanh cho chúng tôi đỡ khổ”.
 
Thiết nghĩ, để tình trạng này diễn ra như vậy, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân quanh khu vực, chính quyền sở tại nên có động thái, biện pháp  đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.
 
Thanh Thắng
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top