Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 4 năm 2014 | 9:14

Hà Nội: Nguy hiểm rình rập từ những cây cầu phao

KTNT- Tồn tại ngay giữa Hà Nội, những cây cầu phao tạm bợ bắc qua sông trên địa phận 2 huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người qua lại. Nguy hiểm luôn rình rập và người dân chỉ mong sao có một cây cầu. Theo ghi nhận của phóng viên, tại địa phận huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức (Hà Nội) còn tồn tại hàng chục chiếc cầu phao bắc qua sông Đáy nối liền 2 huyện. Những chiếc cầu phao này thường do người dân tự làm để ngày phục vụ việc đi lại của hàng trăm người dân trên địa bàn huyện này sang huyện khác. Không kể là những người lao động vận chuyển hàng hóa qua đây thường xuyên mà còn có cả những em học sinh đi lại mỗi ngày.Riêng, thôn Đặng Giang, xã Hòa Phú (Ứng Hòa) đã có đến 2 chiếc cầu phao, tồn tại trên 20 năm. Người dân hằng ngày mất phí khi qua, tuy nhiên cầu thì đã xuống cấp trầm trọng mà chưa được tu bổ và có thể gây nguy hiểm cho người dân bất cứ lúc nào.


Anh Hoàng Văn Tú ở thôn Đặng Giang cho biết: “Độ an toàn của cầu không được đảm bảo,  đã có rất nhiều người đi qua bị rơi xuống. Chúng tôi luôn hy vọng sẽ có một cây cầu kiên cố để đi qua đây cho thuận tiện mà không phải mất phí”.

Những cây cầu treo, cầu tạm nối liền giữa 2 huyện này thường có kết cấu đơn giản và chủ yếu là phục vụ nhu cầu đi lại của người dân nên lượng người, phương tiện cũng như hàng hóa qua lại cầu hàng ngày rất lớn. Người dân đi qua cầu sẽ phải trả phí đi lại, 2.000đ/lượt  đối với xe máy và 1.000đ/lượt đối với xe đạp.

Nguyên liệu để làm nên những cây cầu này đều là từ những miếng gỗ, tấm sắt mỏng và tre. Mặt cầu được ghép bằng những miếng gỗ, tấm sắt mỏng… chòng chành trên những chiếc thuyền bê tông. Lan can cầu được buộc bằng dây thừng, dây thép thì siêu vẹo tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.

Do thời gian đã quá lâu lại không được duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp thường xuyên, nên tất cả những cây cầu này đều đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Những tấm sàn trên mặt cầu đều bị nứt nẻ, biến dạng, dây thừng đã cũ và bị mục, dây thép thì bị rỉ, lan can cầu cũng bị hư hỏng đi rất nhiều. Những chiếc thuyền bê tông đã qua sử dụng mấy chục năm cũng không còn an toàn nữa.

Đem vấn đề đến UBND xã Đại Hưng (huyện Mỹ Đức) để tìm hiểu, văn phòng xã cho biết: “Chủ tịch có việc bận, chưa về”, còn vị Phó chủ tịch xã thì từ chối phỏng vấn với lý do: vấn đề này là vấn đề “nhạy cảm” và ông không nắm được.

Tình trạng trên đã kéo dài hàng chục năm, nhưng chính quyền xã vẫn chưa có động thái cụ thể để khắc phục, sửa chữa nhằm bảo đảm an toàn hơn cho người và phương tiện mỗi khi qua cầu.


Một số hình ảnh phóng viên ghi lại:


Cầu Sếu (Thôn Đặng Giang, Ứng Hòa) nối liền 2 huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Cầu Tía bắc qua sông đáy đã có lịch sử 20 năm.

Những tấm gỗ trên mặt cầu đã bị mục và hư hỏng gần hết.

Lan can cầu nối với mặt cầu được buộc tạm bằng dây thừng
không đảm an toàn.

 Người dân đi qua cầu phải dắt xe vì cầu quá nhiều chỗ bị hỏng
mà chưa được tu bổ.


Cấn Thanh - Nguyễn Ý

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top