Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng chức năng của TP. Hà Nội liên tục phát hiện nhiều vụ in ấn, buôn bán sách, thu giữ hàng trăm nghìn bộ sách giáo khoa giả các loại.
Mới đây, Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội) kiểm tra một cơ sở in tại đường Nhuệ Giang, quận Nam Từ Liêm (TP. Hà Nội) phát hiện gần 60.000 bộ sách giáo khoa giả các nhà xuất bản nổi tiếng trong nước, thế giới và gần 4 tấn bản in.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến việc in ấn, phát hành lô sách giả nói trên. Ngay sau đó, gần 60.000 bộ sách giáo khoa hoàn chỉnh và gần 4 tấn bản in bao gồm sách tiếng Anh, Văn học, sách hướng dẫn Tin học và Văn học của nhiều bậc học phổ thông đã bị lực lượng quản lý thị trường tạm giữ để xử lý theo quy định.
Tại cơ sở, lực lượng chức năng còn ghi nhận 03 chiếc máy đã và đang sử dụng bao gồm: máy kéo; máy cắt và máy xếp.
Theo xác minh của lực lượng quản lý thị trường, toàn bộ số sách nói trên đều mới được in và đang chuẩn bị đóng bìa thành phẩm để bán ra thị trường. Do chưa được các có cơ quan cấp phép, thẩm duyệt nội dung nên nội dung những cuốn sách không biết có đạt chuẩn và đúng với chương trình giáo dục phổ thông hay không.
Hiện, Đội QLTT số 1 đang hoàn thiện hồ sơ chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra xử lý chủ cơ sở về tội làm hàng giả.
* Ngày 13/7, Phòng Nghiệp vụ 3, Tổ 304 (Tổng Cục Quản lý thị trường) phối hợp Cục Quản lý thị trường Hà Nội tiến hành kiểm tra Công ty CP dịch vụ Chính Nghĩa, do bà Nguyễn Thị Hữu làm Giám đốc thuê tại địa chỉ đường Đình Thôn, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tại thời điểm kiểm tra, Công ty đang hoạt động cắt, đóng quyển sách các loại sau in. Đại diện Công ty Cổ phần dịch vụ Chính Nghĩa là bà Nguyễn Thị Hữu chỉ xuất trình cho Đoàn kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bên trong xưởng của công ty lực lượng quản lý thị trường phát hiện có 1.033 kg bìa và ruột sách bán thành phẩm mang tên Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn phát hiện bên ngoài xưởng của công ty có 1.245 kg bìa và ruột sách bán thành phẩm mang tên Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Tuy nhiên, toàn bộ bìa và ruột sách trên bà Hữu không xuất trình được hóa đơn, chứng từ và cũng không có hợp đồng kèm theo của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Kết quả, Đoàn kiểm tra phát hiện, tạm giữ 2.278 kg bìa và ruột sách bán thành phẩm chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, có dấu hiệu in lậu.
* Trước đó, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện một số doanh nghiệp tại khu vực số 418 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, có nhiều vi phạm trong lĩnh vực, hoạt động in, phát hành xuất bản phẩm như: không thông báo địa điểm kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền theo quy định; không lập sổ ghi chép quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in và gia công sau in theo quy định; in, sử dụng mã số, mã vạch của nước ngoài; tàng trữ xuất bản phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Đoàn kiểm tra đã tạm giữ 15.000 xuất bản phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ; 108 kg bao bì sản phẩm có in dòng chữ nước ngoài và “Made in Korea” và 325 kg bao bì sản phẩm có dòng chữ nước ngoài và “Made in USA”.
* Ngày 9/7/2020, Đội quản lý thị trường số 17 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) kiểm tra cơ sở kinh doanh thuộc Công ty TNHH Phú Hưng Phát, địa chỉ số 87 ngõ 1141 Giải Phóng, quận Hoàng Mai phát hiện, tạm giữ 27.200 cuốn sách giáo khoa các loại chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, có dấu hiệu in lậu.
Có thể nói, việc in, gia công, buôn bán sách lậu ở nước ta diễn ra từ lâu nhưng vẫn chưa dẹp bỏ được. Thậm chí có dấu hiệu ngày càng tinh vi, phát triển ở quy mô lớn hơn. Sách giả, sách lậu vẫn đang được bày bán tràn lan ở các vỉa hè, trong các hiệu sách ở nhiều địa bàn, nhất là các thành phố lớn. Để hạn chế xuất bản lậu, cần sự vào cuộc của toàn xã hội, nhất là trong thời điểm cung ứng sách phục vụ năm học mới.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.