Hành lang đê điều là để bảo vệ sự an toàn cho nhân dân trước bão lũ và bất khả xâm phạm, nhưng điều nghịch lý này lại đang diễn ra ngay giữa Thủ đô, hàng trăm m2 đất đang được san bằng làm bãi gửi xe. Điều đáng nói là cơ quan chức năng lại “phớt lờ” cho qua, mặc dù sự việc diễn ra chỉ cách trụ sở cơ quan chức năng vài chục mét.
Theo thông tin bạn đọc phản ánh đến Báo Kinh tế nông thôn việc hành lang đê điều thuộc khu vực cửa khẩu đường đê Trần Khánh Dư (hầm đường bộ xuyên qua đường đê) bị san bằng làm bãi gửi xe. Điều đáng nói là sự việc khuất tất này lại diễn ra ngay sát trụ sở của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn quận Hai Bà Trưng; Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội - Hạt quản lý đê số 2 thuộc phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng nhưng cơ quan chức năng vẫn “phớt lờ” cho qua.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin chúng tôi xuống hiện trường xác minh sự vệc trước mắt chúng tôi là gần 300m2 chân đê đang được nhóm thợ dùng máy ủi san bằng như thông tin bạn đọc phản ánh.
Theo một số người dân sống tại khu vực này, bình thường việc xây dựng công trình đều phải treo tấm biển thông báo cho mọi người được biết. Đằng này, đơn vị thi công san ủi cả khu vực rộng mà không thông báo gì khiến cho người dân thấy bất bình.
Song khi PV tìm đến chính quyền sở tại để làm rõ thông tin thì những “ông giời” này đều lấy lý do là “bận” không tiếp. Mặc dù làm theo đúng thủ tục hành chính, xuất trình giấy giới thiệu của tòa soạn với một nữ nhân viên phụ trách văn phòng UBND phường Bạch Đằng xin làm việc, nhưng nhân viên này đề nghị viết lại số điện thoại để trình lãnh đạo và sẽ thông báo lịch tiếp vào buổi sau với lý do hôm nay lãnh đạo đã đi vắng hết.
Chân đê được hạ, san bằng. |
Phục vụ mục đích trông xe. |
Điều 23 Luật Đê điều năm 2006, phạm vi bảo vệ đê điều được quy định như sau: |
Nhất Nam
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.