Hà Nội: Thay thế cây xanh sao không trồng những cây bản địa?
Thành phố Hà Nội vừa chấp thuận đề xuất thay thế toàn bộ gần 300 cây phong lá đỏ trên dải phân cách tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng đã bị chết khô, thay vào đó là cây bàng lá nhỏ, giống của Đài Loan.
Dư luận cho rằng, sao Thành phố không trồng cây bản địa nhiều mà lại cứ đi trồng cây ở nước khác?
Phong lá đỏ nơi tốt, nơi không
Trước đó, thực hiện chủ trương của TP. Hà Nội về chương trình trồng 1 triệu cây xanh giai đoạn 2016-2020, đầu năm 2018, các cơ quan chức năng Hà Nội đã trồng khoảng gần 300 cây phong lá đỏ trên tuyến đường Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh. Những cây phong lá đỏ này do một đơn vị tặng thành phố để trồng thử nghiệm.
Tuy nhiên, sau 2 năm trồng thử nghiệm trong tổng số 262 cây phong (Trần Duy Hưng 143 cây và Nguyễn Chí Thanh 119 cây), có 45 cây chết, 217 cây sống. Sở Xây dựng đã có văn bản đề xuất Thành phố xin thay thế toàn bộ cây phong lá đỏ trên hai tuyến đường này, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có văn bản đồng ý với đề xuất trên.
Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố đã có văn bản chấp thuận phương án thay thế trên bằng nguồn vốn ngân sách; đồng thời yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Thông tin và truyền thông, quận Đống Đa, Cầu Giấy, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội thông tin rộng rãi về việc di dời hàng cây phong, trồng thay thế hàng cây bóng mát.
Theo rà soát của Sở Xây dựng Hà Nội, cây phong trồng thử nghiệm trên dải phân cách tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng sinh trưởng, phát triển kém. Sau hơn 2 năm trồng thử nghiệm cho thấy cây chưa thích nghi với điều kiện khí hậu của Hà Nội.
Từng được kỳ vọng biến đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng thành tuyến đường đẹp, lãng mạn nhất thủ đô. Ông Nguyễn Đức Mạnh - phó tổng giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội - từng cho rằng loài cây này sẽ thay lá vào mùa đông và sinh trưởng tốt vào mùa hè, tuy nhiên, đến nay những cây này vẫn khẳng khiu, khô héo.
Tuyến phố Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng đã có một thời là tuyến phố đẹp nhất Thủ đô Hà Nội, việc những cây phong lá đỏ được trồng thử nghiệm ở đây không thích nghi, nên có những cây sống và cây chết đã làm ảnh hưởng đến mỹ quan của tuyến phố, do vậy, việc đề xuất thay thế cây phong lá đỏ ở đây bằng một loại cây khác là hoàn toàn hợp lý.
Nhưng cũng là những cây phong lá đỏ, lại được trồng ở bên ngoài khuôn viên Đại sứ quán Hàn Quốc (Khu Ngoại giao đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thì lại hoàn toàn khác. Hơn 100 cây phong được trồng ở đây đều rất tươi tốt, đến mùa thay lá, những cây phong này lại khoác lên trên mình những tấm áo lá đỏ rực tuyệt đẹp.
Nhiều người đã đặt câu hỏi: Vì sao cũng là phong lá đỏ mà ở đây thì tươi tốt, đến mùa thay lá thì khoác lên mình một màu đỏ rực làm xao xuyến lòng người, còn ở trên tuyến đường Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh lại phát triển kém, không thích nghi với điều kiện khí hậu của Hà Nội?
Sao không trồng những cây bản địa ?
Trong văn bản Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất với UBND thành phố Hà Nội về việc thay thế số cây phong lá đỏ tại đường Trần Duy Hưng và Nguyễn Chí Thanh bị chết khô, không phát triển, rụng lá… bằng cây bàng lá nhỏ. Hoặc trồng đan xen giữa 1 cây bàng lá nhỏ có đường kính thân cây từ 10-15cm, chiều cao vút ngọn 6-8m và 1 cây cọ dầu đường kính 40-60cm, chiều cao lộ thân khoảng 2m.
Được biết, bàng lá nhỏ (hay còn gọi là bàng Đài Loan) thuộc cây thân gỗ cỡ nhỡ, vỏ cây có màu nâu nhạt. Cây có thể cao 10-20m, chiều cao vút ngọn 6-8m.
Nhiều người dân khi được hỏi về việc thay thế cây phong lá đỏ bằng cây bàng lá nhỏ (hay bàng Đài Loan) đều có chung một ý kiến. Cây bản địa của mình nhiều thế sao không trồng mà lại cứ phải là các cây nước ngoài, để rồi lại phải thay thế vì không thích nghi, vừa tốn công, lại vừa tốn tiền.
Theo chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường - Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam chia sẻ, bàng Đài Loan chỉ nên trồng ở một khu nào đó làm cảnh thì đẹp chứ không phù hợp để trồng ở dải phân cách đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng.
“Thứ nhất, bàng Đài Loan là loại cây nhỏ, lá nhỏ không phải cây bóng mát. Thứ 2, Hà Nội đã trồng hàng vạn loại cây này rồi. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa giâm được loại cây này nên phải mua về từ nước ngoài rất đắt đỏ. Loại cây này lá bé, mùa đông rụng hết nên nhìn không đẹp.
PGS.TS. Đặng Văn Hà, Viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Cây xanh đô thị (Trường Đại học Lâm nghiệp) cũng cho rằng, cây bàng lá nhỏ đã trồng nhiều ở Hà Nội. Cây sống được và phát triển tốt. Tuy nhiên, rễ của cây bàng là nhỏ có đặc tính là ăn nổi nên nếu trồng ở dải phân cách thì phải có độ rộng từ 2m trở lên.
Tuy nhiên, ông Hà cảm thấy khó hiểu vì tại sao Việt Nam có rất nhiều cây bản địa đẹp, dễ trồng tại sao không được chọn mà lại đi chọn trồng bàng Đài Loan.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, nhà ở phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, ngay từ khi còn bé đã ấn tượng về những con phố có những nét riêng, đó là cây xanh. Ví dụ, phố Lò Đúc có hàng cây sao đen, Phan Đình Phùng có hai hàng cây sấu, Bà Triệu có rất nhiều cây hoa sữa, dọc đường Nguyễn Trãi có hai hàng xà cừ luôn luôn tỏa bóng mát.
Việt Nam mình có rất nhiều loại cây như thế sao không trồng? lại phải trồng những loại cây từ những quốc gia khác, không biết có phát triển tốt hay không? hay lại cứ 2 năm lại phải thay thế do không thích hợp.
Với tôi, người viết bài này cũng có nhiều ấn tượng đối với những con phố có rất nhiều cây xanh. Thời còn là sinh viên, cứ mỗi chiều mùa hè đi trên con phố Hoàng Diệu rợp bóng râm mát của hàng cây xà cừ cổ thụ, lại cảm thấy cái nóng nực, oi bức của mùa hè dường như tan biến.
Thủ đô của chúng ta đang càng ngày càng đẹp ra, những hàng cây cũng góp phần lên vẻ đẹp riêng của Hà Nội. Cây xanh không chỉ làm cho Thủ đô chúng ta xanh, sạch, đẹp hơn mà còn giúp cho môi trường sống của chúng ta ngày càng tốt.
Trồng cây gì? Thay cây gì? Cho phù hợp với khí hậu của Hà Nội là nhiệm vụ của các ngành chức năng. Nhưng đừng trồng “thử nghiệm” để rồi vừa tốn công sức, vừa tốn tiền của.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).