Dự án củng cố, nâng cấp đê Hữu Phủ đoạn từ K1+100 đến K10+00 do UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) làm chủ đầu tư có tổng kinh phí trên 190 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, do buông lỏng quản lý đã dẫn đến nhiều hạng mục kém chất lượng, vừa làm xong đã hư hỏng.
Việc thi công phó mặc cho công nhân, tại hiện trường không có biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
Dự án củng cố, nâng cấp đê Hữu Phủ được khởi công xây dựng từ tháng 8/2011, dự kiến đến tháng 7/2016 sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng. Công trình đi qua địa bàn các xã Tượng Sơn, Thạch Lạc, Thạch Khê của huyện Thạch Hà nhằm nâng cao hiệu quả trong phòng chống lụt bão, biến đổi khí hậu.
Công trình được thiết kế với mái đê phía sông, gia cố bằng đá hộc lát trong khung bê-tông cốt thép M200. Đá đổ bê-tông mặt đê, dầm, tường chắn sóng là đá 1x2cm loại 1. Hệ thống dầm chịu lực được bố trí lắp đặt từ 4 - 5 thanh thép phi 14 (tuỳ vị trí của dầm), thép đai phi 8, a=200mm. Thân đê được đắp bằng đất đồi đầm chặt k=0,95.
Đá trộn bê-tông 1x2cm trộn lẫn nhiều đá lép, kém chất lượng.
hiết kế là vậy nhưng khi triển khai xây dựng, dự án đã bộc lộ nhiều bất cập, nhiều hạng mục thi công không đúng với thông số kỹ thuật được phê duyệt.
Tại hiện trường, chúng tôi chứng kiến đơn vị thi công là Công ty cổ phần Xây dựng Đức Mạnh đã sử dụng đất trộn đá bở, đá tảng để đắp thân đê nên không thể lu lèn đầm chặt, nhiều chỗ lồi lõm, hiện tượng cao su nền đã xuất hiện. Nhiều dầm ngang, dầm dọc trên tuyến vừa thi công xong một thời gian ngắn đã bị nứt, gãy làm đôi, khả năng chịu lực kém.
Chưa hết, tại một số vị trí của dầm khoá đỉnh đã bị bong lên khỏi mặt đất, dầm đổ không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, lõi thép hoen gỉ, bong tróc ra ngoài. Đá hộc lát trong khung bê-tông chủ yếu là đá bở, cường độ chịu lực kém, đá 1x2cm để trộn bê-tông lẫn nhiều đá lép, tạp chất.
Cát lẫn nhiều vỏ sò, dư luận nghi ngờ nhà thầu đã sử dụng cát nhiễm mặn?
Một người dân ở xã Tượng Sơn bức xúc cho biết: “Ban đầu chúng tôi nghĩ đây là dự án đầu tư với số tiền lớn, công trình sẽ được kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng. Nào ngờ, khi thi công công trình, bên A, bên B dường như buông lỏng quản lý, phó mặc cho công nhân. Vì vậy, nhiều hạng mục vừa thi công xong đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng”.
Quả đúng như phản ánh của người dân, có mặt tại công trình, chúng tôi không hề thấy bóng dáng của cán bộ tư vấn giám sát, cán bộ kỹ thuật hiện trường. Đất đá nham nhở, thi công ồ ạt, mọi biện pháp về đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông bị chủ đầu tư và đơn vị thi công phớt lờ.
Dầm khoá đỉnh bong lên khỏi mặt đất, lõi thép hoen gỉ bong ra ngoài.
Trước những bất cập nêu trên, chúng tôi đã có buổi làm việc với chủ đầu tư, ông Trần Đình Nghị, Trưởng ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện Thạch Hà (Bên A), cho biết: Dự án do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình miền Trung thiết kế, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng là đơn vị tư vấn giám sát, Công ty cổ phần Xây dựng Đức Mạnh đảm nhận thi công. Đến thời điểm này, dự án đã hoàn thành khoảng 85% khối lượng công việc. Nguồn vốn đã giải ngân đạt 138 tỷ đồng. Hiện, đơn vị thi công đang tập trung đổ bê-tông tường chắn sóng và mặt đê đoạn cuối tuyến.
Khi được hỏi về những bất cập tại dự án này, ông Nghị vòng vo giải thích: “Về phía ban, chúng tôi thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi để đôn đốc, theo dõi, kịp thời xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh. Thực tế trong quá trình thi công để xảy ra những sai sót tại hiện trường là khó tránh khỏi, có gì chưa phải, anh thông cảm bỏ qua” (?!).
Mặt đê đổ bê tông dày 20cm, max 200 nhưng nhiều vị trí đã bị nứt ngang, nứt
Khi được hỏi, với những hạng mục đã thi công như dầm khoá đỉnh, dầm ngang, dầm dọc rồi đến đá lát mái kè, đá trộn bê- tông… không đảm bảo chất lượng thì hướng xử lý của ban như thế nào?, ông Nghị cho biết: “Chúng tôi sẽ cho kiểm tra kỹ, hạng mục nào không đảm bảo chất lượng thì yêu cầu nhà thầu bốc lên làm lại theo đúng thiết kế”.
Đá ghép mái kè chủ yếu là đá bở, cường độ chịu lực kém.
Dư luận đặt câu hỏi, chế tài xử lý nhà thầu thi công kém chất lượng, tư vấn giám sát làm không đúng trách nhiệm và cả chủ đầu tư buông lỏng quản lý sẽ như thế nào?
Dự án củng cố, nâng cấp đê Hữu Phủ là dự án trọng điểm, có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống dân sinh huyện Thạch Hà và vùng ven TP.Hà Tĩnh. Hy vọng rằng những bất cập tại dự án sẽ sớm được chủ đầu tư, đơn vị thi công và các bên liên quan vào cuộc xử lý dứt điểm, tạo niềm tin cho người hưởng lợi.
CTVPN
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.