Hà Tĩnh: Cần nghiêm trị những kẻ phá hoại tài sản của doanh nghiệp
Thời gian qua, nhiều trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh không chỉ đối mặt với khó khăn do giá lợn giảm sâu, mà còn phải chịu đựng áp lực từ một số người “nhân danh bảo vệ môi trường” phá hoại tài sản.
Vừa qua, một số người dân ở xã Hương Xuân (Hương Khê) cầm theo cuốc, xẻng, dao rựa vào xẻ phát, đào đất đắp chặn mương thoát nước bên cạnh trang trại chăn nuôi lợn nái và trồng cây ăn quả của bà Nguyễn Thị Phương đóng tại xóm Hòa Xuân. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc người dân cho rằng, trang trại xả nước thải gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước tại Đập Phụ.
Trước những kiến nghị của người dân, chiều 25/4, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Sở TNMT, Phòng Cảnh sát môi trường và các cơ quan chức năng huyện Hương Khê, chính quyền xã Hương Xuân đã trực tiếp đến kiểm tra công tác xử lý môi trường và lấy mẫu nước tại trang trại này.
Một góc trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản và trồng cây ăn quả của bà Phương.
Có mặt tại trang trại cùng đoàn kiểm tra, chúng tôi ghi nhận không có mùi hôi thối, hệ thống xử lý nước thải được thực hiện theo quy trình ĐTM đã được phê duyệt. Đặc biệt, hiện trang trại đang đầu tư lắp đặt hệ thống máy ép phân, nhà mái che hệ thống xử lý nước thải trở lại để sử dụng tưới cây trồng.
Nói về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Phương – chủ trang trại cho biết, thực hiện chủ trương kêu gọi đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh và lãnh đạo huyện Hương Khê, năm 2016, gia đình tôi đầu tư hơn 28 tỷ đồng để xây dựng trang trại nuôi lợn nái ngoại với quy mô 600 nái. Từ khi có lợn giống (năm 2017), trang trại đã cung cấp con giống cho người chăn nuôi trên địa bàn. Tuy nhiên, 2 năm qua cũng là thời gian mà trang trại đối mặt với muôn vàn khó khăn do giá lợn giảm sâu, người chăn nuôi không mua giống. Khi đó, trang trại phải ”gồng mình” để duy trì sản xuất, nuôi số lợn giống không bán được thành lợn thịt.
“Chúng tôi phải đi thuê chuồng trại, thuê các hộ dân nuôi lợn giống, thậm chí cho không nhưng họ cũng chẳng lấy. Hàng ngày chúng tôi phải đi vay lãi nóng mua thức ăn cho lợn” – bà Phương chua xót kể. Hơn 1 tháng nay, khi thị trường lợn hơi có dấu hiệu “ấm” lại cũng là lúc trang trại chăn nuôi của bà đối mặt với muôn vàn khó khăn khác. Nhất là một số người dân địa phương cho rằng, trang trại xả nước thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước tại Đập Phụ.
"Phản ánh này của người dân là không có cơ sở, bởi trang trại chúng tôi luôn đặt mục tiêu môi trường lên hàng đầu và thực hiện nghiêm ngặt quy trình xử lý chất thải theo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) phê duyệt” – bà Phương khẳng định.
Trong một diễn biến khác, thời gian gần đây, nhiều trang trại chăn nuôi trên địa bàn của tỉnh Hà Tĩnh bị các doanh nghiệp Trung Quốc mua lại, trong đó, bà Phương cũng luôn nhận được lời đề nghị bán lại trang trại. Đây là diễn biến hết sức nguy hiểm, nếu chính quyền và các cơ quan chức năng không tỉnh táo sẽ rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng. Những năm gần đây, Hà Tĩnh đã bỏ một khoản ngân sách lớn, cấp đất để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi nhằm tái cơ cấu, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên, do không làm chủ được thị trường nên 2 năm qua, nhiều hộ chăn nuôi phải lao đao chống chọi với bão giá, nhiều hộ “chết lâm sàng”. Lợi dụng tình thế này, một số doanh nghiệp Trung Quốc, lợi dụng dân bản xứ, nhảy vào mua lại hạ tầng (chuồng trại, hệ thống giao thông, điện) với giá rẻ. Đây là mối hiểm họa tiềm ẩn làm thất thoát nguồn ngân sách nhà nước bỏ ra, vi phạm pháp luật luật về đất đai, gây bất ổn tình hình chính trị trên địa bàn.
Ông Hoàng Kim Giao - nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho rằng, nếu Chính phủ không sớm có những chính sách hiệu quả để khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi trong nước có đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài, thì tương lai không xa, người tiêu dùng sẽ ăn thịt và trứng do các công ty “ngoại” sản xuất ngay trên chính đất nước mình.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.