Điều đáng nói theo các đơn tố cáo là trong thời gian giữ chức Phó Chủ tịch UBND xã Hương Lâm, ông Tân đã vi phạm rất nhiều khuyết điểm, có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn làm nhiều việc làm sai phạm nhưng chưa bị xử lý khiến nhiều người dân bức xúc.
Báo Kinh tế Nông thôn nhận được đơn tố cáo của nhiều người dân huyện Hương Khê về việc ông Đinh Văn Tân, Chủ tịch UBMTTQVN xã Hương Lâm (trước đây là Phó Chủ tịch UBND xã Hương Lâm) có nhiều sai phạm dẫn đến thất thoát tài sản của Nhà nước và làm đảo lộn cuộc sống của người dân.
Theo đơn tố cáo, từ năm 2012 đến năm 2014, trên cương vị Phó Chủ tịch UBND xã Hương Lâm và cũng là Chủ tịch Hội đồng Tư vấn và xây dựng hồ sơ cấp đất, ông Tân đã chỉ đạo cán bộ địa chính xây dựng cấp 146ha đất rừng đợt 1 cho nhân dân, đồng thời thu tiền 1 triệu đồng/ha trong lúc chỉ trả cho đơn vị tư vấn 750.000 đồng/ha. Số tiền còn lại là 250.000 đồng/ha, 146ha tương ứng với hơn 100 triệu đồng, số tiền này do ông quản lý đến nay không rõ đang nằm ở đâu khiến nhiều cán bộ và người dân nghi ngờ.
Năm 2014, Nhà nước có chủ trương hỗ trợ giống lúa theo Chương trình 135. Theo chủ trương đó, xã Hương Lâm được nhận giống lúa Nhị Ưu 838. Ông Tân đã không thực hiện đúng, ông tự ý chỉ đạo cán bộ khuyến nông là ông Trần Trọng Cát đổi từ giống lúa Nhị Ưu 838 sang giống lúa Khang Dân để được hưởng chênh lệch 25,48 triệu đồng. Sau khi sự việc bị phát giác, Đảng ủy xã Hương Lâm đã chỉ đạo UBND xã kiểm điểm nghiêm túc đối với ông Đinh Văn Tân về việc thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành và buộc ông phải hoàn trả toàn bộ số tiền chênh lệch và số lúa còn lại cho UBND xã. Nhưng sự việc không được giải quyết rõ ràng khiến người dân mất niềm tin. Các kỳ họp HĐND vẫn đưa ra vấn đề này nhưng vẫn không được giải quyết triệt để làm cho nhiều cử tri rất bức xúc.
Năm 2012, UBND xã Hương Lâm có chủ trương tiến hành thay thế đường điện 05 sang đường điện R2. Số lượng dây điện trên toàn xã được thu hồi về hội trường UBND xã; ông Đinh Văn Tân là người trực tiếp chỉ đạo thu hồi và chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ, chờ ngày hội đồng định giá thanh lý. Nhưng không hiểu lý do vì sao mà một số lượng lớn dây điện lại “không cánh mà bay” trong khi hội trường vẫn khóa bình thường. Cánh cửa và ổ khóa không bị cạy phá. Sau đó, ông Đinh Văn Tân tự mình đi mua ổ khóa mới để thay thế, nhưng tình trạng mất dây điện vẫn diễn ra. Hai lần bị mất dây điện trong hội trường UBND xã với giá trị lên đến hàng chục triệu đồng. Câu hỏi đặt ra là tại sao dây điện lại bị mất một cách bí ẩn như vậy trong khi không có dấu hiệu của việc trộm cắp. Là người trực tiếp quản lý số dây điện đó, liệu ông Tân có tiếp tay cho các đối tượng lấy đi không? Vụ việc này gây ra sự nghi ngờ, mất đoàn kết của nhiều cán bộ và nhân dân xã Hương Lâm.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.