Phó chủ tịch UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) Nguyễn Duy Cường vừa ký quyết định xử phạt 2 trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn về hành vi gây ô nhiễm môi trường và vi phạm trên lĩnh vực đất đai với tổng số tiền xử phạt 55 triệu đồng.
>> Nguy cơ khai tử hồ chứa nước 13 triệu mét khối
Nước hồ Vực Trống chuyển màu chuyển màu xanh đục, đặc quánh, bốc mùi hôi thối.
Cụ thể, xử phạt đối với trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Đình Thắng tại xóm Trà Sơn, xã Phú Lộc về hành vi vi phạm (3 lỗi), gồm: xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định; tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp khác; không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Tổng số tiền xử phạt 42,5 triệu đồng.
Xử phạt đối với trang trại chăn nuôi lợn của ông Trần Tất Đạt, tại xóm Trà Sơn, xã Phú Lộc về hành vi vi phạm (2 lỗi ): xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định; tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp khác. Tổng số tiền xử phạt 12,5 triệu đồng.
Quyết định cũng yêu cầu các hộ chăn nuôi khắc phục các lỗi vi phạm. Quá trình hoạt động phải thực hiện tốt các giải pháp môi trường theo quy định của pháp luật.
Đây là 2 trang trại chăn nuôi lợn nằm trong khu vực lòng hồ Vực Trống có quy mô 1.000 con/trang trại.
Liên quan đến 2 trang trại chăn nuôi này, như trước đó Báo Kinh tế nông thôn đã phản ánh, hơn 1 năm nay, nước trong hồ Vực Trống ở xã Thượng Lộc (Can Lộc) bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm. Đặc biệt, khoảng 1 tháng nay, nước hồ chuyển màu xanh đục, đặc quánh, bốc mùi hôi thối kéo theo nhiều loại thủy sản biến mất, hàng ngàn hộ dân không có nước sạch sinh hoạt.
Theo người dân trong khu vực, nguyên nhân ô nhiễm là do nước xả thải từ 2 trang trại chăn nuôi này xả thẳng xuống hồ.
Nước thải của 2 trang trại chăn nuôi xả ra hồ Vực Trống.
Sau phản ánh của người dân và các cơ quan báo chí, ngày 20/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn và đoàn kiểm tra đã đến kiểm tra trực tiếp hai trang trại chăn nuôi lợn nằm trong khu vực lòng hồ Vực Trống. Qua kiểm tra thấy, các trang trại chăn nuôi chưa đáp ứng các điều kiện chăn nuôi liên quan đến môi trường.
Thanh Hoài
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.