Hà Tĩnh: Xuất hiện thanh nhựa uPVC Sparlee Profile không chính hãng
Hiện nay, các mặt hàng thanh nhựa uPVC Sparlee trên thị trường cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đều khá “nóng”. Vì vậy, mặt hàng này bị một số doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh nhỏ lợi dụng để trà trộn, buôn bán sản phẩm không chính hãng...
Hiện nay, các mặt hàng thanh nhựa uPVC Sparlee trên thị trường cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đều khá “nóng”. Cũng bởi lẽ đó, mặt hàng này bị một số doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh nhỏ lợi dụng để trà trộn, buôn bán các mặt hàng nhựa Sparlee không có tem phụ bằng Tiếng Việt, bán phá giá, gắn mác các nhà nhập khẩu nhằm "trục lợi".
Bán hàng không rõ nguồn gốc
Mục sở thị tại TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, trong vai người đi mua thanh nhựa Sparlee về làm công trình, phóng viên đã tiếp cận một số cửa hàng chuyên cung cấp mặt hàng này. Khi được hỏi về giá cả, nhân viên cửa hàng trao đổi: “Cái này chúng em bán 30.000đ/kg, và còn có loại rẻ hơn nữa 27.000 đ/kg hay 28.000 đ/kg cũng có”.
Tiếp cận những thanh nhựa Sparlee tại các cửa hàng trên, soi đi xét lại thì không thấy mã code điện tử (một trong những cách để nhận biết hàng Sparlee chính hãng, và cũng là bước quan trọng nhất để xác minh nguồn gốc xuất sứ của thanh nhựa Sparlee).
Rời cửa hàng ấy, chúng tôi tiếp cận Công ty cổ phần Lê Quang, địa chỉ tại KCN Bắc Quý – TP Hà Tĩnh. Cũng trong vai người đi mua hàng, hỏi mua thanh nhựa Sparlee để làm công trình, được anh Thắng, Giám đốc công ty trực tiếp tư vấn và dẫn đi xem sản phẩm. Anh Thắng cho hay: “Có dòng Sparlee rẻ nhưng xấu, nó không cùng màu”, và “trước thì nhập từ Trung Quốc về, nhưng nay thì nhập từ ngoài Hà Nội”. Khi tiếp cận thanh nhựa Sparlee của công ty, nhìn bằng mắt thường chúng tôi không thể nhận ra thanh nhựa ấy là thật hay giả, chất lượng tốt hay không?
Cơ quan quản lý không biết?
Mang theo mẫu ấy đến Chi cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh để được biết thật giả, ông Trần Hữu Hạnh, Phó chi cục QLTT Hà Tĩnh trả lời: “Trước nay, Chi cục QLTT chưa làm về vấn đề này”.
Ông Hạnh còn cho biết thêm, muốn nhận biết được hàng giả, hàng nhái với hàng thật thì trước hết kiểm tra tư cách pháp nhân, sau đó hóa đơn hàng hóa trong kinh doanh, tiếp đến là kiểm tra số lượng hàng hóa hiện có, sau cùng là kiểm tra giấy tờ chứng nhận, hợp chuẩn hay không. Làm tất cả các bước ấy mới đi đến kết luận được.
Sau khi tiếp nhận những thông tin từ phóng viên về mặt hàng thanh nhựa Sparlee có dấu hiệu làm giả trên địa bàn TP Hà Tĩnh, Chi cục QLTT đã lên kế hoạch kiểm tra đột xuất Công ty CP Lê Quang, ông Nguyễn Đình Khoa – Đội trưởng đội QLTT số 1 trực tiếp xuống cơ sở trên để mục sở thị. Bước đầu kiểm tra, đội chỉ xử phạt được lỗi hàng Sparlee không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt với số tiền là 12.500.000 đồng/90kg.
Ông Khoa cho biết: “Tất cả hàng hóa khi nhập khẩu về đề phải có nhãn phụ bằng Tiếng Việt”, và ông Khoa cũng thừa nhận rằng: “Với mặt hàng này, chúng tôi chưa làm lần nào cả”.
Trong hóa đơn giá trị gia tăng mà Công ty cổ phần Lê Quang cung cấp, nguồn hàng được nhập từ Công ty cổ phần Phát triển sản xuất nhựa Việt Nhật, địa chỉ số nhà 55, tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Khi được hỏi về trách nhiệm, ông Khoa bộc bạch: “Trước hết là thuộc về địa phương, hơn nữa, số lượng người ít, mà địa bàn lại rộng nên đội khó quản lý”.
Được biết, Công ty cổ phần Lê Quang thành lập hoạt động 10 năm nay, nhưng đến khi phóng viên phản ánh về vấn đề nhựa Sparlee thì đội mới biết, còn trước đó thì không. Thậm chí là đội lẫn chi cục chưa làm lần nào về vấn đề này? Như vậy, trong vòng 10 năm, người tiêu dùng TP Hà Tĩnh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung vẫn không hề nhận ra là thanh nhựa Sparlee mình đang dùng là có vấn đề.
Chúng tôi được cung cấp cách nhận biết đơn giản nhất hàng Sparlee chính hãng và hàng Sparlee có vấn đề là nhập mã code in trên thanh nhựa và check vào trang www.shideexport.com/shide/check là sẽ nhận biết được. Về thực tế, sản phẩm nhựa Sparlee mà Công ty cổ phần Lê Quang không hề có mã code trên thanh nhựa. Hơn thế nữa, hàng Sparlee chính hãng không có giá dưới 30.000đ/kg.
Đấu tranh với việc buôn bán kinh doanh nhựa upvc Sparlee Profile không tem phụ bằng Tiếng Việt hay phá giá là một trong những việc làm hết sức phức tạp, rất cần sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng. Có như vậy mới từng bước đẩy lùi được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn lan hiện nay./.
Bên cạnh những tác hại khó lường về môi trường, sức khỏe, việc sử dụng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng còn gây ảnh hưởng lớn đến nhu cầu xuất khẩu của các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
Cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện và bắt giữ 5.200 con gia cầm giống không có giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ và giấy phép kiểm dịch động vật, ước tính trị giá khoảng 46 triệu đồng.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.