Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 3 năm 2015 | 6:4

Hải Dương: Cần làm rõ hành vi khai thác đất nông nghiệp trái phép!

Việc khai thác đất nông nghiệp trái phép đang diễn ra khá công khai tại khu vực phường Nhị Châu - TP Hải Dương mà không hề có sự ngăn cản của cơ quan chức năng sở tại.

Nghị định 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định rất rõ về việc quản lý cũng như sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa. Thế nhưng, những ngày gần đây, trên địa bàn phường Nhị Châu – TP Hải Dương lại đang nóng lên tình trạng khai thác đất nông nghiệp trồng lúa trái phép để đưa về các lò gạch trên địa bàn.

Theo phản ánh của người dân trên địa bàn phường Nhị Châu tới đường dây nóng Báo Kinh tế nông thôn, thời gian gần đây, tình trạng khai thác đất nông nghiệp trồng lúa trái phép tại thượng lưu chân cầu Phú Lương  (cạnh QL5) đang diễn ra một cách công khai mà không hề gặp phải sự ngăn cản của cơ quan chức năng cũng như của chính quyền sở tại.

Thời điểm PV có mặt tại hiện trường là 2 chiếc máy múc cùng với nhiều xe ben vận chuyển đất đang hoạt động hết công suất, đất nông nghiệp được khai thác rất sâu (từ 4 đến 5m), khi khai thác xong thì ngay lập tức tháo nước tràn vào nhằm che mắt dư luận.

Máy múc và xe ben hoạt động liên tục hết công suất

Cũng theo người dân sở tại, đất khai thác được các xe ben vận chuyển tới khu vực lò gạch bãi Bến Hàn (phía sau nhà hàng 559) thuộc phường Bình Hàn – TP Hải Dương,  lò gạch của các ông, bà Trần Ngọc Bài – Bùi Văn Thắng và Trần Thị Xuyên thuộc khu 3 thượng lưu chân cầu Phú Lương, phường Nhị Châu – TP Hải Dương và một phần đất được chuyển tới Công ty gạch Tuynel phường Cẩm Thượng - TP Hải Dương. Trong những địa điểm trên chỉ có lò gạch Tuynel ở phường Cẩm Thượng là có giấy phép hoạt động, còn lại cả hai lò gạch trên đều đã hết thời hạn hoạt động từ năm 2013.

Xe chờ đất khai thác trái phép tập kết về một số lò gạch

Chị Nguyễn Thị N., một người dân sống tại khu 2, cho biết: “Ô tô, máy múc hoạt động cả ngày lẫn đêm, máy múc thành từng thùng sâu từ 4 đến 5m, múc đất lên tới đâu là ô tô trở đi ngay. Người dân chúng tôi rất bức xúc nhưng không làm gì được vì diện tích đất khai thác đó không phải của chúng tôi, chính quyền thì cứ nhắm mắt làm ngơ để cho người ta khai thác vậy đấy.”

Theo tìm hiểu của PV, diện tích đất nông nghiệp nằm dọc theo QL5 phía thượng lưu chân cầu Phú Lương hướng Hải Phòng - Hà Nội thuộc diện đất canh tác của hộ ông Bùi Văn Thắng (khu 3 phường Nhị Châu). Theo như đơn xin hạ cốt ruộng của hộ gia đình ông Bùi Văn Thắng, gia đình ông đã xin hạ cốt ruộng để canh tác và được xác nhận đồng ý của ông Hoàng Văn Hải - chủ nhiệm HTX Dịch vụ tổng hợp Nông nghiệp Nhị Châu. Thế nhưng, ngược lại với việc hạ cốt ruộng để canh tác thì lại ngang nhiên biến thành nơi khai thác đất và chuyển tới các lò gạch đã hết hạn để làm nguyên liệu sản xuất.

Điều đặc biệt hơn là hoạt động khai thác đất nông nghiệp tại đây không hề có giấy phép của cơ quan chức năng nào đồng ý hay chấp thuận cho việc khai thác đất nông nghiệp, nhưng mọi hoạt động khai thác mà được gọi là hạ cốt ruộng này vẫn ngang nhiên diễn ra công khai và cũng chỉ cách trụ sở UBND phường Nhị Châu chưa đầy 1km.

Tại buổi làm việc với PV, ông Lê Văn Dư, Chủ tịch UBND phường và ông Trần Bá Mịch, PCT UBND phường, cho biết:  "Việc khai thác đất nông nghiệp ở khu vực Thùng ông nhưỡng phía thượng lưu chân cầu Phú Lương là để hạ cốt ruộng, việc này đã được chủ nhiệm HTX Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Nhị Châu báo cáo bằng miệng thông qua các cuộc họp."

Khi PV hỏi về việc khai thác đất nông nghiệp đã được sự đồng ý của phía cơ quan chức năng như Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành Phố cũng như phía UBND tỉnh Hải Dương hay chưa thì chỉ nhận được câu trả lời duy nhất: “Việc này đã được chủ nhiệm HTX Dịch vụ tổng hợp nông nghiệp Nhị Châu đã báo cáo bằng miệng thông qua các cuộc họp của UBND phường rồi”.

Trước thực trạng khai thác đất nông nghiệp để làm nguyên liệu cho các lò gạch đã bị cấm hoạt động từ năm 2013 đang diễn ra tại địa bàn phường Nhị Châu, Báo Kinh tế nông thôn đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương vào cuộc điều tra, làm rõ, có thông tin phản hồi để báo có cơ sở trả lời bạn đọc.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin./

Tiến Đạt – Thanh Thắng

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top