Đầu năm 2012, Công ty TNHH Điện lực JAKS Hải Dương tiến hành san lấp mặt bằng (diện tích hơn 160ha), xây tường bao để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện tại địa bàn xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Việc san lấp mặt bằng trên đã lấp đi toàn bộ các kênh nhánh tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của xã Phúc Thành. Vì vậy, hàng trăm hecta đất canh tác thuộc lưu vực phía Tây Đường 389 thuộc xã Phúc Thành không còn đường tiêu thoát nước. Hậu quả, vào mùa mưa bão, nước từ trên núi và khu vực dự án nhà máy điện dồn xuống làm ngập úng, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. Còn vào mùa khô thì không có kênh dẫn tưới cho sản xuất rau màu, nhất là cây vụ đông.
Theo xác định của chính quyền địa phương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, một mặt thiệt hại do úng, hạn từ việc san lấp mặt bằng dự án nhà máy điện trong 3 năm (2012-2014) đối với sản xuất nông nghiệp xã Phúc Thành là hơn 670 triệu đồng, yêu cầu Công ty Điện lực JAKS Hải Dương phải bồi thường. Mặt khác, phương án nạo vét kênh mương, xây cống thoát nước với chi phí thấp nhất để phục vụ tưới tiêu thông thường là hơn 5 tỷ đồng và yêu cầu phải thi công xong trước ngày 30/6/2015.
Đến nay, Công ty Điện lực JAKS Hải Dương mới thực hiện chưa đạt 50% khối lượng nạo vét kênh mương theo yêu cầu và chưa thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại sản xuất nông nghiệp cho địa phương. Trước đó, ngày 05/2/2015, UBND huyện Kinh Môn có Báo cáo số 14/BC-UBND gửi UBND tỉnh và các ngành chức năng về việc Công ty Điện lực JAKS Hải Dương không thực hiện chi trả tiền bồi thường thiệt hại cây vụ đông không trồng được và kinh phí thuê máy bơm nước tiêu úng của nhân dân xã Phúc Thành...
Xuân Sơn/Báo Xây dựng
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.