Hải Hà là huyện miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh Quảng Ninh. Dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng chính quyền và nhân dân trong huyện vẫn nỗ lực trong phát triển kinh tế - xã hội.
Nhân dân xã Quảng Long hăng say vào vụ thu hoạch chè.
Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Cường, Chủ tịch UBND huyện, xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong năm qua là gì?
Bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội của huyện bên cạnh những thuận lợi cơ bản, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: Thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân; tác động của chính sách kinh tế trong nước và Trung Quốc gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xuất khẩu tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh; tư tưởng trông chờ ỷ lại còn lớn...
Tuy vậy, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, huyện đã đạt kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Dự kiến 18/18 chỉ tiêu chủ yếu theo Nghị quyết HĐND huyện đề ra cho năm 2016 đều đạt và vượt kế hoạch, trong đó kinh tế tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, tăng 56,77% (kế hoạch đề ra là 18-19%), cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (từ 28,29% năm 2015 lên 47,32% năm 2016); thu nhập bình quân đạt trên 42 triệu đồng/người, tăng 55%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt và vượt tiến độ dự toán, tổng thu cả năm đạt 246.279 triệu đồng. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện; hoạt động hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp được triển khai cụ thể; số lượng doanh nghiệp, HTX thành lập mới tăng thêm 27 DN; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đạt 4.442 tỷ đồng. Công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục đào tạo, y tế, bảo vệ môi trường được đặc biệt quan tâm. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao; đồng bào vùng dân tộc thiểu số được quan tâm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,98%.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đang là phong trào được triển khai mạnh mẽ ở các địa phương, kết quả thực hiện XDNTM ở Hải Hà như thế nào, thưa ông?
Kết quả lớn nhất mà Chương trình XDNTM mang lại là nhận thức của đại đa số cán bộ, đảng viên và người dân khu vực nông thôn đã có sự thay đổi rõ rệt; đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng cấp, cải tạo ngày càng khang trang, sạch đẹp. Đến nay, đã đầu tư xây dựng 42 tuyến đường giao thôn vào vùng sản xuất tập trung với chiều dài 15,1 km; xây dựng 2 mô hình cam V2 với diện tích trên 12 ha; 01 đề án chè với tổng kinh phí trên 31 tỷ đồng; sửa chữa, nâng cấp 14 nhà văn hóa thôn chuẩn với trên 3 tỷ đồng; lắp dựng 616 bảng pano, 3 bảng tin khổ lớn tuyên truyền cơ chế chính sách XDNTM. Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) được quan tâm thực hiện, quy hoạch rõ 17 vùng sản xuất tập trung gắn với quy hoạch dữ liệu bản đồ nông hóa thổ nhưỡng; hỗ trợ hoàn thiện mẫu mã bao bì cho 7 sản phẩm; 03 sản phẩm mới được tham gia vào chu trình OCOP, nâng số lượng sản phẩm tham gia chu trình OCOP lên 14 sản phẩm.
Bước sang năm 2017, huyện ưu tiên cho những nhiệm vụ gì, thưa ông?
Năm 2017, chúng tôi xác định tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, tạo tiền đề phát triển vững chắc cho những năm tiếp theo. Cụ thể là, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa có tính tập trung cao, gắn với xây dựng thương hiệu địa phương, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống rét, dịch bệnh cho vật nuôi, cây trồng; bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, năng suất cây trồng, vật nuôi; làm tốt công tác thủy lợi nhằm phục vụ cho sản xuất.
Phát triển ổn định các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mũi nhọn của huyện, đảm bảo chất lượng và đầu ra cho sản phẩm. Tập trung thực hiện công tác GPMB các dự án trên địa bàn huyện, đặc biệt là GPMB các dự án thuộc KCN Texhong Hải Hà đảm bảo tiến độ đề ra. Tập trung thu hút đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, khu du lịch sinh thái xã đảo Cái Chiên.
Tổ chức đợt tuyên truyền cao điểm nhằm nâng cao nhận thức của người dân về XDNTM. Tăng cường tính công khai, dân chủ, thực hiện tốt phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi. Tập trung huy động mọi nguồn lực để XDNTM. Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung và các mô hình phát triển sản xuất tập trung như chăn nuôi lợn thương phẩm, cây có múi... Ưu tiên bố trí nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí cho các xã, thôn đạt chuẩn theo kế hoạch. Triển khai có hiệu quả đề án, nhiệm vụ, giải pháp đưa các xã và các thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, thoát khỏi Chương trình 135 và vùng khó khăn.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Trọng Nghĩa - Kiều Thuỷ (thực hiện)
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.