Bạn đọc cho rằng, ông Nguyễn Trung Hiếu, chuyên viên Phòng Kinh tế ngành 2 (Văn phòng UBND TP.Hải Phòng) theo dõi lĩnh vực nông nghiệp được tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2013 - 2014 là chưa thỏa đáng vì trước đó, trong lĩnh vực ông theo dõi, một chủ tịch UBND xã đã bị cách chức vì liên quan tới lập khống hồ sơ, ăn chặn tiền trồng ớt của dân.
Trong vụ khai khống, ăn chặn tiền hỗ trợ trồng ớt tại Việt Tiến (Vĩnh Bảo), nhiều lãnh đạo xã bị khiển trách, cách chức, hạ bậc lương.
Được biết, năm 2014, trong lĩnh vực nông nghiệp của TP.Hải Phòng nổi cộm 2 vấn đề về hỗ trợ giống khoai tây và ớt. Trong đó, riêng vụ khai khống, ăn chặn tiền hỗ trợ trồng ớt ở xã Việt Tiến (huyện Vĩnh Bảo) đã bị báo chí phanh phui. Sau đó, nhiều lãnh đạo xã này bị khiển trách, cách chức, hạ bậc lương… do thiếu tinh thần trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện “cánh đồng mẫu lớn” trên cây ớt và một số công trình khác.
Bạn đọc cho rằng, hình thức kỷ luật như trên là quá nhẹ, cũng như chưa có hình thức kỷ luật hay nhắc nhở người theo dõi lĩnh vực nông nghiệp khi để xảy ra vụ việc. Nhưng không hiểu vì lý do gì, ngày 19/1/2015, UBND TP.Hải Phòng lại có quyết định tặng Bằng khen cho ông Nguyễn Trung Hiếu, chuyên viên Phòng Kinh tế ngành 2 (Văn phòng UBNDTP. Hải Phòng), người theo dõi lĩnh vực nông nghiệp, vì đạt thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2013 - 2014.
Theo ông Trịnh Văn Khoản, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.Hải Phòng, việc khen thưởng do Văn phòng UBND thành phố đề xuất, trên cơ sở đó Sở đề xuất lãnh đạo thành phố xem xét ra quyết định. “Từ thông tin báo chí, chúng tôi sẽ có văn bản tham mưu UBND thành phố xem xét lại, còn có rút bằng khen hay không là trách nhiệm của lãnh đạo thành phố”, ông Khoản nói.
Về việc tiếp tục xem xét danh hiệu chiến sỹ thi đua cho ông Hiếu, theo ông Khoản, người đạt chiến sỹ thi đua phải có công trình khoa học hay đề tài nào áp dụng vào thực tế và phải đáp ứng một số tiêu chí khác. Không phải cứ để xuất là được.
Đề nghị UBND TP.Hải Phòng sớm xem xét lại việc tặng Bằng khen và trách nhiệm liên quan đối với ông Hiếu.
Hoàng Văn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.