Sau thu hồi đất bị dân phản đối về việc bồi thường, ông Phạm Tiến Du, Chủ tịch UBND quận Lê Chân đã trình UBND TP. Hải Phòng cấp bổ sung thêm cho hộ này một lô đất để “mua” sự đồng tình?
Báo cáo của UBND quận Lê Chân về việc giải phóng mặt bằng (GPMB) tại Dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) Công viên cây xanh Tam Bạc (giai đoạn 2) do ông Phạm Tiến Du ký, ghi rõ: “Đề nghị thành phố cho phép quận được giao bổ sung thêm cho gia đình ông Sơn 1 lô đất có thu tiền sử dụng đất”.
Trước đó, để chuẩn bị cho dự án này, UBND quận Lê Chân về cơ bản đã hoàn thành xong công tác bồi thường, GPMB cho 239 hộ dân và 8 tổ chức. Tuy nhiên, trong mặt bằng còn tồn tại 25 hộ dân chưa chấp hành di dời. Nổi cộm có hộ gia đình của ông Nguyễn Đắc Sơn (trú tại 188,190 Nguyễn Đức Cảnh, Cát Dài, Lê Chân) đã đứng đơn khiếu kiện tới chính quyền các cấp trong thành phố với lý do bồi thường không thỏa đáng, đặc biệt giá bồi thường về đất thấp hơn giá thị trường quá lớn.
“Đơn khiếu nại đã được UBND thành phố giải quyết khiếu nại lần đầu. Tuy nhiên, ông Sơn và một số hộ dân vẫn tiếp tục gửi đơn đến nhiều cấp, ngành của Trung ương về việc quy hoạch dự án, thu hồi đất, giá đất bồi thường, bố trí tái định cư….”, Văn bản báo cáo của UBND quận Lê Chân nêu rõ.
Cũng theo báo cáo này, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản trên đất của gia đình ông Sơn tại hai thửa đất 188,190 Nguyễn Đức Cảnh là 3 tỷ 239 triệu đồng. Nhưng khi PV cộng chi tiết từng khoản thì số tiền này lại chênh lên tới 100 triệu đồng. Cụ thể, bồi thường nhà ông Sơn chỉ có về đất là 1 tỷ 692 triệu đồng (đơn giá 36 triệu đồng/m2), bồi thường hỗ trợ vật kiến trúc là 1 tỷ 455 triệu đồng, các khoản hỗ trợ khác là 202 triệu đồng.
Được biết, lô đất mà hộ ông Sơn được cấp bổ sung thêm nằm tại mặt bằng khu tái định cư 4,3ha phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.