Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 23 tháng 11 năm 2017 | 8:44

Hàng loạt sai phạm trong quản lý dự án bất động sản tại Hà Nội

Thanh tra Chính phủ vừa công bố Kết luận thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng một số Dự án phát triển nhà ở, khu đô thị... tại Hà Nội.

Theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ về thanh tra quản lý đầu tư xây dựng một số Dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo Quyết định số 123/2001/QĐ-UB ngày 6/12/2001 của UBND TP Hà Nội giai đoạn 2002-2014, có hàng loạt sai phạm trong quản lý dự án bất động sản tại Hà Nội.

thanh tra chinh phu phat hien hang loat sai pham trong quan ly du an bat dong san tai ha noi hinh 1
Thanh tra Chính phủ phát hiện hàng loạt sai phạm trong quản lý dự án bất động sản tại Hà Nội.(Ảnh minh họa: KT)

Tạo cơ chế xin - cho, nhà đầu tư hưởng lợi, nhà nước thiệt hại...

Cụ thể, công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng còn nhiều hạn chế, bất cập như chất lượng quy hoạch yếu, các bước quy hoạch chưa phù hợp với một số chỉ tiêu, phải điều chỉnh quy hoạch cục bộ nhiều lần, dẫn đến thay đổi về tầng cao, hệ số sử dụng đất, một số xây dựng…. mang tính tự phát, thiếu căn cứ khoa học cũng như thực tiễn.

"Tình trạng này là hệ lụy khó xử lý tính tương quan giữa dân cư với hạ tầng và môi trường"- Kết luận thanh tra nêu.

Hơn nữa, có tình trạng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 không căn cứ vào quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt (số tầng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, nâng chiều cao tầng nhà….). Tình trạng này khá phổ biến ở các dự án đầu tư được thanh tra. Hậu quả là các dự án sau đầu tư đã góp phần phá vỡ quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt.

Tình trạng tùy tiện đó, theo Thanh tra Chính phủ, tạo ra cơ chế xin - cho, ảnh hưởng đến trật tự kỷ cương, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà nước. Nhưng các vi phạm đó dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi vì không phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất... do những điều chỉnh quy hoạch có lợi cho chủ đầu tư gây thất thu ngân sách Nhà nước, chỉ 9 dự án đã lên tới 205.950 triệu đồng. 

Các sai phạm này, theo Thanh tra Chính phủ, thuộc trách nhiệm Thường trực UBND thành phố Hà Nội và các Sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính và Chủ đầu tư.

Ngân sách thất thu hơn 6.000 tỷ đồng

Qua thanh tra cũng phát hiện việc tính toán và phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư khu nhà ở, khu đất ở không căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính về phương pháp xác định giá đất và khung các loại giá đất. 

Đáng lưu ý nữa là, hầu hết các dự án ở giai đoạn này, liên ngành Hà Nội đã trình UBND TP khi xác định giá tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư, trong đó tổng chi phí phát triển dự án đã đưa vào một số khoản chi không đúng quy định của pháp luật như chi phí dự phòng, thuế VAT, chi phí giải phóng mặt bằng… để giảm trừ, dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi về kinh tế, trong khi ngân sách nước bị thất thu số tiền lớn, ước khoảng trên 6.000 tỷ đồng.

Có dự án còn áp sai mức giá quy định trong bảng giá đất ban hành hàng năm do xác định không đúng vị trí với số tiền hơn 12,4 tỷ đồng.

Có dự án được giao đất trong thời gian dài, nhưng sở, ngành không tham mưu trình UBND TP phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất (chủ đầu tư không có cơ sở để nộp tiền sử dụng đất) nhưng vẫn đầu tư xây dựng, kinh doanh và bán căn hộ cho khách (như lô đất CT 2 thuộc dự án khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ do Công ty Vinaconex 2 làm chủ đầu tư), số tiền sử dụng đất tạm tính hơn 733 tỷ đồng.

Trách nhiệm để xảy ra các sai phạm này, theo Thanh tra Chính phủ, thuộc trách nhiệm Thường trực UBND thành phố Hà Nội và các Sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Cục Thuế và các chủ đầu tư.

Kết luận thanh tra còn cho thấy, theo quy định tại Quyết định số 123 năm 2001, Quyết định số 76 năm 2004, Quyết định số 87 năm 2004 của UBND TP, chủ đầu tư các dự án khu nhà ở, khu đô thị phải thực hiện nghĩa vụ nộp 20% quỹ đất ở hoặc 30% quỹ nhà ở để bổ sung vào quỹ nhà ở của Thành phố (không hoàn trả tiền đầu tư hạ tầng). Tuy nhiên, khi thực hiện, phần lớn các dự án được Thành phố cho phép cơ chế nộp tiền (phần tiền chênh lệch giữa giá bán kinh doanh so với giá thành xây dựng). Có trường hợp Thành phố còn bỏ tiền ra mua lại số căn hộ thuộc 30% quỹ nhà mà chủ đầu tư phải có nghĩa vụ trích nộp cho Thành phố.

Tại một số dự án, UBND TP ban hành quyết định về nghĩa vụ trích nộp quỹ nhà ở, quỹ đất ở còn thiếu; thậm chí một số dự án không phải trích nộp, hoặc quỹ đất 20% được giao lại để xây dựng nhà bán, gây bên sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư..

Theo Hà Trần/VOV

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top