Mặc dù sai phạm tồn tại nhiều năm và đang có dấu hiệu mở rộng tại khu đất ven sông Hồng thuộc địa bàn quản lý nhưng Phó chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm (quận Long Biên, TP.Hà Nội) vẫn bình thản thừa nhận và giải thích rằng: “Lực lượng phường thường xuyên ra quân xử lý nhưng dẹp bỏ đằng trước, sai phạm lại mọc đằng sau”.
Hàng chục nhà hàng tồn tại ven sông Hồng nhưng phường Ngọc Lâm chậm xử lý.
Báo Kinh tế nông thôn nhận được phản ánh của người dân sống tại phường Ngọc Lâm về tình trạng lấn chiếm xây dựng lều, quán để làm hàng quán ăn nhậu của 16 hộ kinh doanh tại chợ ẩm thực Ngọc Lâm.
Tìm hiểu thì được biết, khu đất rộng 14.340m2 là bãi đất hoang, người dân thường xuyên lấn chiếm, đổ trộm phế thải, gây ô nhiễm môi trường… Để quản lý tốt hơn phần diện tích đất này, ngày 21/11/2006, UBND quận Long Biên có Quyết định số 1923/QĐ-UB về việc phê duyệt kết quả trúng thầu phương án: quản lý chống lấn chiếm, giữ gìn vệ sinh môi trường kết hợp khai thác làm dịch vụ trông giữ xe khu đất bãi thuộc tổ 27, phường Ngọc Lâm cho đơn vị trúng thầu là Hợp tác xã Dịch vụ vận tải bốc xếp Gia Lâm (HTX Gia Lâm).
Theo kết quả trúng thầu, HTX Gia Lâm được phép khai thác, quản lý, sử dụng toàn bộ phần diện tích đất trên. Đồng thời, kết hợp với UBND phường Ngọc Lâm, Thanh tra Xây dựng quận có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, pháp luật và pháp lệnh đê điều, phòng chống lụt bão.
Đảm bảo không vi phạm lưu không đường sông, hành lang bảo vệ cầu Long Biên phần giáp ranh với diện tích đơn vị quản lý. Ngày 21/04/2009, UBND quận Long Biên tiếp tục có Quyết định số 990/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án xây dựng chợ tạm (5.000m2) nằm trong diện tích 14.340m2 trước đó quận đã giao cho HTX quản lý.
Tiếp đó, ngày 24/11/2011, UBND phường Ngọc Lâm có Tờ trình số 51/TTr-UBND gửi UBND quận Long Biên với nội dung xin xây dựng, cải tạo gần 6.000m2 còn lại để làm chợ ẩm thực Ngọc Lâm. Trong đó, có 780m2 dùng để xây cầu chợ, làm bãi đỗ xe cho khách, nhà quản lý, đường giao thông và thảm cỏ hành lang lưu không ven sông Hồng…
Ngày 23/11/2011, UBND quận Long Biên có Quyết định số 6519/QĐ-UBND phê duyệt phương án xây dựng chợ ẩm thực. Việc kinh doanh tại chợ ẩm thực được HTX giao cho 16 hộ kinh doanh mặt hàng ăn uống. Do buông lỏng quản lý nên 16 hộ kinh doanh tại đây vô tư lấn chiếm hành lang lưu không, dựng hàng quán sát với bờ sông để thuận tiện cho việc kinh doanh.
Theo quan sát của phóng viên, hầu hết các quán được làm bằng khung sắt có bạt kéo che mưa nắng và hàng rào chắn để phân biệt sở hữu của từng hộ. Thậm chí có hộ còn làm cả nhà cấp 4 bằng tre nứa để tiện cho việc kinh doanh. “Thật vô lý khi họ ngang nhiên lấn chiếm dựng hàng quán gần bờ sông mà không bị UBND phường ngăn cản. Việc làm này đã diễn ra hơn năm nay nhưng chúng tôi không thấy sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền, có thì chắc cũng chỉ qua loa ”, một người dân sống gần khu vực đó bức xúc cho biết.
Ông Lê Mạnh Tùng, Phó chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm, phụ trách mảng kinh tế đô thị, thừa nhận: Theo quy hoạch, toàn bộ khu đất đó phải được phục vụ vào mục đích trồng cây xanh. Việc các hộ kinh doanh tại chợ ẩm thực lấn chiếm, dựng quán hàng là sai, vi phạm hành lang thoát lũ của sông Hồng.
Ông Tùng cho biết thêm: “Sau khi nhận được phản ánh, phường đã họp và thống nhất, quyết định tháo gỡ toàn bộ phần diện tích mà các hộ kinh doanh đã lấn chiếm”. Tuy nhiên, đến chiều 12/5/2016, qua kiểm tra, hầu hết các hạng mục sai phạm tại đây vẫn tồn tại, thậm chí còn có dấu hiệu mở rộng thêm. “Không chỉ lấn chiếm đất công phục vụ kinh doanh trái phép, các nhà hàng ở đây còn nằm sát bờ sông Hồng nên dễ xả thải, gây ô nhiễm môi trường”, một người dân bức xúc.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Duy Cảnh
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.