Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 20 tháng 7 năm 2021 | 22:41

Hàng nghìn m2 đất vườn, đất nông nghiệp… phân lô bán nền xây dựng trái phép?

Đất vườn, đất nông nghiệp, lâm nghiệp đang ngày một bị “biến tướng” khi những cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích, phân lô, bán nền để xây dựng công trình trái phép để hưởng lợi nhưng không bị chính quyền can thiệp, xử lý đã gây bức xúc trong nhân dân.

Nhiều người dân ở khu Đồng Tâm, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ phản ánh việc, gần đây trên địa bàn xuất hiện tình trạng người dân mua gom đất ao, đất trồng cây sau đó tổ chức san lấp rồi phân lô, bán nền trái phép để hưởng lợi nhưng không bị chính quyền can thiệp, xử lý đã gây bức xúc trong nhân dân.
 
Ghi nhận, khu đất trên có diện tích khoảng hơn 3.000m2, hiện đã được san lấp thành một mặt bằng. Bên cạnh đó đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: hệ thống cống thoát nước, cây xanh và cả một con đường trải nhựa rộng khoảng 4m bao quanh cả khu đất. Nhìn vào ai cũng nghĩ đây là một dự án khu dân cư.
toàn-bộ-khu-đất-ao-đất-vườn-tạp-nay-được-san-phẳng-và-được-đầu-tư-xây-dựng-con-đường-trải-nhự-hoành-tráng.jpg
Toàn bộ khu đất ao, đất vườn tạp nay được san phẳng và được đầu tư xây dựng con đường trải nhự hoành tráng (Nguồn: Môi trường và Đô thị Việt Nam)
Vị trí khu đất này nằm ngay phía sau Ban chỉ huy Quân sự huyện Cẩm Khê và chỉ cách trụ sở Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Khê vài trăm mét theo đường chim bay.
 
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân nơi đây thì toàn bộ khu đất này vẫn là đất ao, đất vườn tạp. Đến nay vẫn chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng như quy hoạch làm khu dân cư.
 
Nói về nguồn gốc khu đất trên, bà Nguyên Thu Tr, người dân sống cạnh khu đất cho biết:“Toànbộ khu đất này trước đây là đất ao, đất vườn tạpcủa ba hộdân. Tuy nhiên, hiện nay họ đã bán cho người khác để đầu tư xây dựng làm đất ở rồi”.
 
Cũng theo bà Thu Tr: “Saukhi thửa đất trên ‘về tay’ chủ mới đã được san lấp thành một mặt bằng vuông vắn. Để có được điều này người dân chúng tôi cũng phải chịu đựng khi các phương tiện máy móc chở đất đến san lấp, rồi chở VLXD tập kết để làm đường, xây cống,… đã gây tiếng ồn, ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến cuộc sốngcủa người dântrong nhiều tháng”.
 
Thông tin báo chí, ông Nguyễn Xuân Thủy - Phó chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Khê cho biết: “Khu đất trên không phải là dự án được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, màđây chỉ là việc làm của một số cá nhân có điều kiện kinh tế muagomđất của người dân,sau đó tự ý san gạt. Khi phát hiện sự việc chúng tôi cũng đã lập biên bản vi phạm”.
 
Trước thông tin cho rằng sau khi tạo mặt bằng, xây dựng hạ tầng khu đất trên thì chủ sử dụng đất đã phân lô bán cho người dân địa phương. Lý giải về thông tin này, ông Nguyễn Hải Nam, cán bộ địa chính thị trấn Cẩm Khê nói: “Đúng là có việc giao dịch mua bán đất của 3 hoặc 4 hộ, và việc san lấp ao cũng có diễn ra theo như phản ánh của người dân”.
hệ-thống-cống-thoát-nước-cho-khu-vực-đang-trong-giai-đoạn-thi-công.jpg
Hệ thống cống thoát nước cho khu vực đang trong giai đoạn thi công (Nguồn: Môi trường và Đô thị Việt Nam)
Như vậy, mặc dù biết rõ người dân tự ý san lấp, xây dựng hạ tầng trên đất ao, đất vườn tạp nhằm mục đích phân lô bán nền trái quy định pháp luật để trục lợi. Và hậu quả đã làm phá vỡ mặt bằng đất sản xuất, “băm nát” quy hoạch đất đai, gây thất thu ngân sách nhà nước nhưng chính quyền Thị trấn Cẩm Khê đã không đưa ra biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời là biểu hiện của sự buông lỏng quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn, gây bức xúc trong nhân dân. Vụ việc rất cần các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Thọ và UBND huyện Cẩm Khê tiến hành kiểm tra làm rõ.
 
Mô hình VAC biến tướng thành loạt công trình xây dựng trái phép

Hai cá nhân thuê lại đất nông nghiệp của nhiều hộ dân tại thôn An Trai và Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Tp. Hà Nội để làm mô hình VAC nhưng lại cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp thuê lại đất để xây dựng nhà ở kiên cố, nhà xưởng, bến bãi trái phép… gây bức xúc dư luận.

Theo phản ánh của người dân, qua hiện trạng, tại đây có tổng cộng khoảng 11 công trình xây dựng trái phép, trong đó có một bến bãi rộng cả ngàn mét vuông, bên trong có một hồ lớn đang được san lấp, 2 nhà xưởng rộng cả trăm mét vuông và còn lại công trình nhà dân. Điều rất lạ là các nhà ở đây đều có đánh số thứ tự và nếu muốn vào được khu vực này bắt buộc phải đi qua một cổng tôn, có rào chắn kiên cố.

Người dân sinh sống nơi đây cho hay, “các công trình xây dựng trái phép này xuất hiện từ năm 2018 và 2019 cho đến nay, gần đây thấy nhiều hộ gia đình vào sinh sống, họ còn tự lập số nhà khiến chúng tôi nhầm tưởng đây là khu dân cư, nhưng thực chất toàn bộ khu đất trên là đất nông nghiệp. Chúng tôi không biết chính quyền có cho phép họ xây dựng nhà và sinh sống ở đây không, vì ở đây vẫn có điện lưới quốc gia, nước sạch… mà theo quy định đất nông nghiệp, công trình xây dựng vi phạm thì làm sao được làm Nhà nước cấp điện, cấp nước”.

 

người-dân-tự-lập-số-nhà.jpg
Người dân tự lập số nhà

Ông Nguyễn Thế Minh, Chủ tịch UBND xã Vân Canh cho biết: Các số nhà đó dân tự bảo nhau lập nên, trong đó 100% đất nông nghiệp thì làm sao đủ điều kiện mà lập số nhà.

Được biết, toàn bộ diện tích trên được 2 ông: Đàm Quang Ngọ và Đào Xuân Căn (tên hay gọi là Long) thuê lại đất nông nghiệp của nhiều hộ dân để làm mô hình VAC, nhưng không hiểu vì lý do gì các ông này đã cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp thuê lại mặt bằng, tự ý xây dựng nhà ở kiên cố, xây dựng nhà xưởng rộng cả trăm mét vuông, lập bến bãi chứa máy móc công trình và còn ngang nhiên mua rác thải xây dựng để san lấp ao hồ.

Công trình vi phạm lớn nhất phải kể tới bến bãi của Công ty CP Thiết bị Xây dựng và Dịch vụ - HT; xưởng giặt là; nhà xưởng đang thi công được cho là của bà Thủy, rộng cả trăm mét vuông (hiện xã Vân Canh đã yêu cầu dừng thi công, đang trong quá trình hoàn tất thủ tục hồ sơ xử lý vi phạm hành chính và kiến nghị UBND huyện xử lý theo thẩm quyền).

Điều nguy hại về lâu dài, khoảng 5 hộ dân đã tự ý xây dựng nhà ở kiên cố trên đất nông nghiệp trái phép và tự ý đánh số nhà mà không được sự chấp thuận của chính quyền địa phương, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy và ô nhiễm môi trường. Ông Nguyễn Thế Minh, Chủ tịch UBND xã Vân Canh nhấn mạnh: Chúng tôi sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm ngay, trường hợp nào thuộc thẩm quyền xử lý của xã thì chúng tôi sẽ xử lý dứt điểm, trường hợp nào thuộc thẩm quyền của huyện Hoài Đức thì chúng tôi sẽ có văn bản tham mưu, đề xuất lên huyện xử lý.

Ông Minh cho biết thêm, trước đó đã lập biển bản xử lý vi phạm hành chính nhưng một số hộ không chịu nộp phạt. Lần này xã sẽ kiên quyết lập biên bản vi phạm của 8 cá nhân, tổ chức và tiến hành cưỡng chế dứt điểm. Sau khi có đầy đủ hồ sơ của 8 trường hợp vi phạm xã sẽ chủ động cung cấp cho Quý báo.

 

dãy-nhà-dân-xây-dựng-kiên-cố-được-cấp-điện-lưới-nước-sạch-trên-đất-nông-nghiệp-xây-dựng-trái-phép.jpg
Dãy nhà dân xây dựng kiên cố, được cấp điện lưới, nước sạch... trên đất nông nghiệp, xây dựng trái phép

Ngày 14/1/2014, UBND Tp. Hà Nội ban hành Chỉ thị 04/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn. Chỉ thị nêu rõ: Giao UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thường xuyên, định kỳ, kịp thời xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là các trường hợp cho thuê đất công, đất nông nghiệp công ích, đất bãi bồi ven sông để sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp… đảm bảo tất cả các trường hợp vi  phạm phải được lập hồ sơ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật và được công khai.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về quản lý quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn; về các trường hợp vi phạm mà không xử lý theo quy định của pháp luật, UBND Thành phố sẽ xem xét trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã trong các trường hợp tiếp tục để xảy ra vi phạm, không xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm.

 

công-trình-nhà-xưởng-được-cho-là-của-bà-thủy-đang-bị-xã-vân-canh-đình-chỉ-thi-công-và-lập-hồ-sơ-xử-phạt-tiến-hành-cưỡng-chế-theo-quy-định.jpg
Công trình nhà xưởng được cho là của bà Thủy đang bị xã Vân Canh đình chỉ thi công và lập hồ sơ xử phạt, tiến hành cưỡng chế theo quy định

Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy tình trạng vi phạm Luật Đất đai, vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng trái phép tại thôn An Trai và Kim Hoàng, xã Vân Canh vẫn diễn ra phức tạp, vi phạm quy mô lớn nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Trước thực tế trên, đề nghị UBND Tp. Hà Nội, UBND huyện Hoài Đức và các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, kiểm tra, xử lý nghiêm và cưỡng chế dứt điểm các công trình xây dựng trái phép và sử dụng đất sai mục đích.

Giám đốc ngân hàng san ủi đất lâm nghiệp trái phép

Liên quan đến vụ Giám đốc ngân hàng san ủi đất lâm nghiệp trái phép ở Đắk Lắk, ngày 15/7 vừa qua, đoàn liên ngành của Hạt Kiểm lâm TP Buôn Ma Thuột, UBND xã Hòa Thắng đã vào hiện trường kiểm tra. Tuy nhiên, cán bộ kiểm lâm, địa chính xã nhiều lần gọi điện cho ông Phan Ngọc Diễn (SN 1976, trú đường Hoàng Văn Thụ, TP Buôn Ma Thuột) - chủ khu đất - yêu cầu mở cửa nhưng không được.

Do đó, đoàn kiểm tra phải băng rừng, đi men theo hàng rào dây thép gai do ông Diễn xây dựng quanh khu vực đất để định vị tọa độ.

“Chúng tôi cần xác định lại phần đất san lấp của ông Diễn có lấn chiếm diện tích rừng sản xuất đang giao khoán cho các hộ dân hay không. Sau khi đi thực địa về, chúng tôi sẽ đưa lên máy, kiểm tra trên bản đồ điều tra rừng để xác định để có căn cứ báo cáo ngành chức năng” - một cán bộ kiểm lâm cho biết.

 

khu-đất-lâm-nghiệp-mà-ông-diễn-hủy-hoại.jpg
Khu đất lâm nghiệp mà ông Diễn hủy hoại. Ảnh: TT

Khu vực đất mà ông Diễn đã rào bằng thép gai bị đào xới, san lấp khắp nơi trên một diện tích nhiều hecta mà trước đây chính quyền giao cho nhiều hộ quản lý. Với hành vi “hủy hoại đất”, ông Diễn đã từng bị UBND tỉnh Đắk Lắk xử phạt hành chính 2 lần, tổng số tiền 165 triệu đồng.

Tuy nhiên, sau khi bị xử phạt, ông Diễn không khắc phục lại hiện trạng theo quy định, mà tiếp tục cho nhiều máy móc san ủi, lấy chỗ cao lấp xuống chỗ thấp, đắp đất để trồng cây xanh, cây cảnh, múc đất thành nhiều ao, hồ...

Quan sát thấy, nhiều khối lượng đất đá trong khu đất của ông Diễn tràn ra bìa rừng thuộc tiểu khu 911 thuộc buôn Kom Leo (xã Hòa Thắng), lấp một số đoạn của con suối chảy dọc bìa rừng. Trên một dòng suối, ông Diễn cho máy móc đắp hẳn một con đập để ngăn nước ở phía cuối khu đất của mình nhằm “tạo view đẹp”.

Theo lãnh đạo xã Hòa Thắng, việc tự ý san lấp của ông Diễn xảy ra từ lâu và đã bị xử phạt hành chính lần đầu vào tháng 5/2020 với số tiền 105 triệu đồng. Quyết định thể hiện, trong gần 11.500m2 đất bị ông Diễn làm biến dạng có hơn 2.500m2 đất rừng sản xuất.

“Đây là một trong những lý do chính dẫn đến việc UBND xã Hòa Thắng làm đề xuất lên thành phố để đề nghị UBND tỉnh thu hồi diện tích đất vi phạm của ông Diễn” - một cán bộ địa chính đi trong đoàn cho biết.

Ông Đoàn Ngọc Thượng, Phó Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột cho biết, theo Nghị định 91, biện pháp khắc phục hậu quả cao nhất là thu hồi đất. Dù còn nhiều vướng mắc nhưng không vì thế mà có thể bỏ qua việc coi thường pháp luật của ông Diễn.

“Chúng tôi sẽ yêu cầu phòng chức năng nghiên cứu, tranh thủ hướng dẫn cấp trên để xử lý triệt để, thu hồi diện tích đất vi phạm nêu trên. Sẽ không du di, hợp thức hóa cho sai phạm của ông Phan Ngọc Diễn” - ông Thượng khẳng định.   

 

 

Hữu Thắng - Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
Top