Hơn 1.600 vụ vi phạm sử dụng điện đã bị phát hiện, trong đó có 28 trường hợp trộm cắp điện. Các trường hợp này bồi thường với số tiền tương ứng 571 triệu đồng.
Theo đó, ngày 01/7, Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, đơn vị đã phát hiện và xử lý 1.636 vụ vi phạm sử dụng điện với số tiền bồi thường tương ứng 571 triệu đồng. Trong đó, phát hiện 28 vụ trộm cắp điện và đã chuyển hồ sơ vi phạm sang cơ quan thẩm quyền xử phạt hành chính với số tiền 77 triệu đồng.
Điển hình, vào sáng 16/6, qua truy xuất và phân tích dữ liệu trên các hệ thống phần mềm, Điện lực Phú Vang đã phát hiện khách hàng H.H.Đ (khu vực thôn Diên Đại, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang) có dấu hiệu vi phạm sử dụng điện.
Khách hàng này được xác định có hành vi phạm trộm cắp điện, đảo cực tính công treo trên cột điện, sử dụng pha nóng kết hợp với cọc tiếp đất tự tạo sau nhà để đưa vào sử dụng các thiết bị điện không qua hệ thống đo đếm.
Điện lực đã lập biên bản vi phạm về hành vi trộm cắp điện, tính toán truy thu 2.773 Kwh điện, tương ứng số tiền 8,92 triệu đồng và chuyển hồ sơ vi phạm sang UBND huyện Phú Vang tiếp tục xử lý.
Trước đó, ngày 24/3, tại địa bàn Điện lực Nam Sông Hương đã phát hiện trường hợp vi phạm sử dụng điện của khách hàng Q.T.P (trú tại đường N.S.S, phường Vỹ Dạ, TP. Huế) có hành vi trộm cắp điện.
Khách hàng này đã tự ý sẻ dây trước công tơ, câu móc điện để đưa vào sử dụng không qua hệ thống đo đếm. Phía điện lực đã tiến hành lập biên bản về hành vi vi phạm trộm cắp điện, tính toán truy thu 2.160 Kwh điện, tương ứng số tiền 6,95 triệu đồng và chuyển hồ sơ vi phạm sang cơ quan thẩm quyền tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 10 triệu đồng.
Các hành vi trộm cắp điện và vi phạm sử dụng điện nói trên được phát hiện qua việc sử dụng các phần mềm như CMIS, MDMS, RF-Spider, CPM, CEU… để truy xuất dữ liệu đưa vào phân tích, đánh giá nhằm khoanh vùng xác định các hiện tượng sử dụng điện bất thường của khách hàng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.