Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 1 tháng 2 năm 2016 | 3:48

Hậu Lộc: Chuyển biến nhận thức từ một cuộc cách mạng

Sau 5 năm xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông nghiệp, nông thôn Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã có bước phát triển toàn diện.

Mô hình trồng hoa ở xã Mỹ Lộc.

Ông Nguyễn Văn Long, Phó chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, cho biết: “Đó là cuộc cách mạng huy động sức mạnh toàn dân, toàn bộ hệ thống chính trị và các ban, ngành, đoàn thể, làm chuyển biến nhận thức của mọi người. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang tranh, sạch đẹp”.

Ngay từ khi triển khai chương trình, Ban chỉ đạo chương trình phát triển nông nghiệp và XDNTM của huyện luôn coi trọng công tác tuyên truyền, đã chỉ đạo các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nội dung phong phú, thiết thực đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, như: đưa các tin bài trên báo chí, treo băng rôn, khẩu hiệu, phát thanh qua hệ thống truyền thanh…

Bên cạnh công tác tuyên truyền, Hậu Lộc cũng tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng tăng diện tích cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao, áp dụng mô hình mạ khay, máy cấy tại các xã. Trong năm đã du nhập nhiều giống lúa mới có tiềm năng năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, thay thế dần các giống lúa cũ. Năm 2015, đã triển khai được 6ha vùng rau tại xã Quang Lộc và thị trấn, nâng tổng diện tích thực hiện từ năm 2013- 2015 lên 15ha. Vùng sản xuất rau an toàn cho hiệu quả kinh tế khá cao, từ 600-669 triệu đồng/ha/ 3 vụ sản xuất.

Ngoài ra, huyện còn xây dựng  các mô hình sản xuất mới như: trồng ngô ngọt ở xã Phú Lộc, sản xuất giống lúa VS1 ở xã Tuy Lộc, nuôi tôm he chân trắng ở Minh Lộc, sản xuất rau an toàn và mô hình cơ giới hóa đồng bộ ở xã Phú Lộc, trồng ớt trên diện tích đất nhiễm mặn tại xã Đa Lộc, chăn nuôi thỏ công nghiệp tại xã Tuy Lộc, trồng nấm ở xã Lộc Tân, nuôi trồng thủy sản tại xã Văn Lộc. Đến nay, toàn huyện đã phát triển được 73 trang trại đạt tiêu chí, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tiếp tục phát triển, như: làng nghề truyền thống cơ khí nhỏ tại xã Tiến Lộc, nấu rượu gạo xã Cầu Lộc, nghề mộc xã Minh Lộc, nghề đóng thuyền ở xã Hòa Lộc, nghề làm muối ở Hải Lộc, Hòa Lộc… Ngoài việc khôi phục, phát triển các nghề truyền thống, huyện đã du nhập được một số nghề mới như: thêu ren, móc hộp, mây giang xiên, khâu bóng Denta… Một số nhà máy công nghiệp được xây dựng, hoạt động hiệu quả như nhà máy may IVORY, nhà máy may Đại Lộc, nhà máy lắp ráp ô tô VINAXUKI, tạo việc làm cho trên 5.000 lao động nông thôn trong huyện.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế đã góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhân dân Hậu Lộc. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, số hộ giàu tăng, thu nhập bình quân đạt 23 triệu đồng/người/năm. Trong lĩnh vực giao thông, huyện đã đầu tư và huy động nguồn vốn trên 233.100 triệu đồng để xây dựng đường giao thông, kênh mương, công sở…, giúp bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Tân Thành

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top