Thứ sáu, ngày 9 tháng 5 năm 2014 | 9:15
Hệ lụy từ một thửa đất “hai sổ đỏ” ở Thái Bình!
KTNT- Luật đất đai năm 2003 quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng... GCNQSDĐ là: “Chứng thư pháp lý” để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất... cho thấy tầm quan trọng và tính chất pháp lý của loại giấy tờ đặc biệt này. Tuy nhiên, trong qua trình cấp GCNQSDĐ cũng xảy ra sai phạm dẫn đến tranh chấp mà việc giải quyết rất phức tạp đã gây nhiều hệ lụy cho khổ chủ được định danh trong “Sổ đỏ” như trường hợp xảy ra tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.Mua bán lòng vòng song hành hai “sổ đỏ”Nguồn gốc thửa đất số 379 có diện tích 163m2 thuộc xóm Bắc Sơn, xã Tự Tân, huyện Vũ Thư của gia đình bà Phạm Thị Nguyệt ở địa chỉ trên. Năm 1994 bà Nguyệt bán thửa đất này cho em trai là ông Phạm Xuân Kỳ sinh năm 1964 trú tại tổ 29 phường Trần Lãm thành phố Thái Bình với giá 15.000.000đ (Mười lăm triệu đồng) đã mang tên ông Kỳ. Năm 1996 ông Kỳ bán thửa đất này cho bà Phạm Thị Nga sinh năm 1958 (chị gái của bà Nguyệt và ông Kỳ) trú tại số
|
Mười năm khiếu kiện lại quay về điểm xuất phát...
Nhận thấy quyền sử dụng thửa đất đã mua bị xâm phạm vì bà Trương Thị Phi Nga đến nhận là chủ thửa đất; nên ngày 01/5/2005 bà Bùi Thị Bé gửi đơn đến Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư đòi quyền sử dụng lô đất trên thì bà Lê Thị Huyền là người bán thửa đất đã trở thành bị đơn. Vụ kiện trên càng trở nên phức tạp vì có liên quan đến nhiều cấp, nhiều người nên việc điều tra xử lý bị kéo dài.
Ngày 25/12/2006 Toà án nhân dân huyện Vũ Thư xét xử sơ thẩm lần 1 nhưng theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 thì Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa. Tại bản án số 15/2006/DSST Hội đồng xét xử nhận định: Vụ kiện có dấu hiệu phạm tội hình sự về hành vi lừa đảo, Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư đã có công văn đề nghị Công an huyện Vũ Thư khởi tố vụ án hình sự nhưng do vụ án có nhiều mối quan hệ phức tạp nên không khởi tố vụ án hình sự mà giải quyết bằng vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hội đồng xét xử cho rằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Lê Thị Huyền và bà Bùi Thị Bé đã vi phạm điều 122 Bộ Luật dân sự nên tuyên xử: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất số 379 tại xóm Bắc Sơn, xã Tự Tân, huyện Vũ Thư giữa bà Bùi Thị Bé và bà Lê Thị Huyền là hợp đồng vô hiệu. Buộc bà Lê Thị Huyền và những ngời khác có liên quan phải trả cho bà Bé 268.950.000đ (Hai trăm linh tám triệu chín trăm chín mươi năm ngàn đồng) theo định giá thửa đất tại thời điểm đó. Không nhất trí với bản án sơ thẩm nên bà Bé, bà Huyền và những người liên quan kháng cáo toàn bộ bản án. Ngày 20/4/2007 Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình xét xử phúc thẩm lần 1, Hội đồng xét xử nhận định: Cùng một thửa đất nhưng UBND huyện Vũ Thư đã cấp 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hai người khác nhau. Nhưng án sơ thẩm không do UBND huyện Vũ Thư tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là bởi số người tham gia tố tụng là không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự và của nhà nước.Bởi những lý do trên Hội đồng xét xử đã chấp nhận đơn kháng cáo của nguyên đơn, tuyên huỷ án sơ thẩm, chuyển vụ án về Toà án nhân dân huyện Vũ Thư xét xử lại theo thủ tục chung. Nhưng đến ngày 10 tháng 8 năm 2007 Toà án nhân dân huyện Vũ Thư ra quyết định số 02/2007/QĐST-DS tạm đình chỉ vụ án vì cần đợi kết quả giải quyết của UBND huyện Vũ Thư về vấn đề "Hai sổ đỏ" rồi mới giải quyết được vụ án. Sau đó Toà án nhân dân huyện Vũ Thư có công văn đề nghị UBND huyện Vũ Thư xác định tính hợp pháp của hai sổ đỏ đã cấp cho bà Trương Thị Phi Nga và bà Bùi Thị Bé. UBND huyện Vũ Thư đã giao cho Thanh tra huyện thu thập xác minh. Ngày 05 tháng 12 năm 2009 UBND huyện Vũ Thư có Công văn số 402/UBND-TTra gửi Toà án nhân dân huyện Vũ Thư đã xác định: Việc làm các hồ sơ chuyển nhượng và cấp hai GCNQSDĐ của thửa đất số 379 thôn Bắc Sơn, xã Tự Tân, huyện Vũ Thư đã có dấu hiệu của sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một số người. Vì vậy Toà án nhân dân huyện Vũ Thư trên cơ sở hồ sơ đã thụ lý tiếp tục xét xử hoặc chuyển hồ sơ vụ án sang cơ quan điều tra để làm rõ và xét xử theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó tưởng như vụ án bị lãng quên nên ngày 22 tháng 11 năm 2012 bà Bộ gửi đơn đến các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương để kêu cứu đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo giải quyết của các cơ quan này.
Ngày 12/4/2013 VKSND tỉnh Thái Bình ban hành kiến nghị số 02/KN-VKS, theo đó vụ an đó được Toà án nhân dân huyện Vũ Thư tiếp tục giải quyết. Sau thời gian xác minh thu thập chứng cứ, ngày 06/11/2013 Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư đã xét xử sơ thẩm lần 2 có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp. Tại phiên tòa các đương sự đều đưa ra những lý lẽ riêng để bảo vệ quyền lợi của mình. Bà Lê Thị Huyền là bị đơn và bà Phạm Thị Son, các ông Đỗ Đại Thêm, Phan Bá Hiển là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều khai việc mua ban giữa bà Huyền và bà Bé là hợp pháp vì bà Bé đã nhận đất và được UBND huyện Vũ Thư cấp sổ đỏ nên những người này đều không phải chịu trách nhiệm. Lý giải về việc bà Trương Thị Phi Nga khai mua lô đất trên cũng được cấp sổ đỏ, đã nhận đất nhưng theo bà Huyền và bà Son cho biết trong hợp đồng chuyển nhượng có nhiều chữ ký được ký thay nên không đảm bảo tính pháp lý; trước đây các bà đã có đề nghị về vấn đề này nhưng chưa được giải quyết triệt để. Bà Trương Thị Phi Nga với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đó phản biện lại ý kiến trên vì do biết bà Huyền không mua thửa đất của bà Phạm Thị Nga nên bà đã mua còn bà Bé mua thửa đất của bà Huyền là bị lừa đảo. Đối với những người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan như cac ông Phạm Duy Nhất; Phạm Hồng Kỳ, bà Phạm Thị Nga do không tham gia tố tụng tại phiên tòa này nên Hội đồng xét xử căn cứ vào tài liệu đã có trong hồ sơ để xét xử. Tuy nhiên trong phiên tòa này Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư vẫn không đưa UBND huyện Vũ Thư vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, trước đây cũng vì lý do này mà Tòa án nhân dân tỉnh khi xét xử phúc thẩm lần 1 đã phải hủy án sơ thẩm.
Trong bài phát biểu của đại diện VKSND huyện Vũ Thư đã nêu rõ quan điểm về việc giải quyết vụ án của thẩm phán, HĐXX, việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, đề nghị HĐXX xác định về quan hệ pháp luật là tranh chấp quyền sử dụng đất, tư cách người tham gia tố tụng: bà Lê Thị Huyền, bà Phạm Thị Nga, UBND huyện Vũ Thư là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và đề nghị hoãn phiên tòa để thu thập thêm chứng cứ. Nhưng Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử với nhận định: đơn khởi kiện của bà Bé đối với bà Huyền là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất số 379 tại xóm Bắc Sơn, xã Tự Tân, huyện Vũ Thư. Tại phiên tòa bà Bé vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện bà Huyền về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và xin nhận đất. Kết quả điều tra tại phiên tòa cũng không khác với diễn biến của phiên tòa sơ thẩm lần trước. Hội đồng xét xử đó ra bản án sơ thẩm số 05/2013/DS-ST về bản chất cũng tương tự như bản án sơ thẩm số 15/2006/DSST ngày 25/12/2006 mà Tòa án nhân dân huyện Vũ Thư đã xử trước đây. Bản án sơ thẩm lần 2 cũng vẫn xác định: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Huyền và bà Bé là hợp đồng vô hiệu, vì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Kỳ và bà Huyền bị vô hiệu. Nhưng theo thời gian do đất bị trượt giá nên lần này bà Bé được bồi thường 603 .000.000đ (Sáu trăm linh ba triệu đồng) là tăng nhiều so với trước đây.
Đáng lưu ý Hội đồng xét xử cũng tuyên hủy giấy chứng nhận số 150 cấp ngày 18/8/2003 mang tên bà Lờ Thị Huyền. Kiến nghị UBND huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình hủy giấy chứng nhận số 79 cấp ngày 24/12/2001 mang tên bà Trương Thị Phi Nga và thu hối giấy chứng nhận số 369 cấp ngày 04/12/2003 mang tên bà Bùi Thị Bé. Sau đó bị đơn và những người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan đều kháng cáo toàn bộ bản án Ngày 19/11/2013 VKSND huyện Vũ Thư ban hành kháng nghị số 02/QĐKNPT đề nghị hủy án sơ thẩm với lý do đây là vụ án: Tranh chấp quyền sử dụng đất nhưng Tòa án xác định là vụ: Tranh chấp hợp đồng sử dụng đất nên đã xác định sai tư cách bị đơn và không đưa UBND huyện Vũ Thư tham gia tố tụng với tư cách là người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan. Bà Bùi Thị Bé cũng kháng cáo với lý do bản án vi phạm về hình thức và nội dung đề nghị hủy án sơ thẩm để xét xử lại tuyên xử cho bà được nhận lô đất.
Sau khi nhận được bản kháng nghị của VKSND huyện Vũ Thư, ngày 24/02/2014 bà Bé đó rút đơn khởi kiện bà Lê Thị Huyền để khởi kiện bà Trương Thị Phi Nga là người đang chiếm giữ thửa đất trên. Ngày 20/3/2014 Tòa án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm lần 2, do nguyên đơn rút đơn khởi kiện nên Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh rút kháng nghị số 02/QĐKNPT của VKSND huyện Vũ Thư. Hội đồng xét xử phúc thẩm lần 2 đã ra quyết định số 01/2014/QĐ-PT để hủy án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án:”Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất“ chấm dứt giải quyết việc bà Lê thị Huyền bị khởi kiện. Để tiếp tục bảo vệ quyền lợi của mình bà Bé sẽ phải khởi kiện tiếp, đúng là mười năm theo kiện nay lại quay về điểm xuất phát, nguyên đơn thì vẫn là nguyên đơn nhưng kết quả thì cũng phải chờ đợi không biết đến bao giờ.
Thay cho lời kết...
Vụ án “tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” được giải quyết từ năm 2005 đến nay, đã qua bốn lần xét xử nhưng đến nay nguyên đơn tiếp tục khởi kiện đối với người khác. Qua việc giải quyết vụ án cho thấy nguyên nhân cơ bản xảy ra việc tranh chấp là do còn có nhiều thiếu sót sơ hở trong công tác GCNQSDĐ số 379 có diện tích 163m2 thuộc xóm Bắc Sơn, xã Tự Tân. Trong khi giải quyết vụ án các cơ quan chức năng còn có nhận thức khác nhau trong việc xác định mối quan hệ pháp luật bị xâm phạm nên việc giải quyết đến nay sau hàng chục năm nhưng vẫn chưa có hồi kết. Chúng tôi tin tưởng rằng giai đoạn tố tụng tiếp theo các cơ quan tố tụng sẽ tập trung sớm giải quyết vụ án đảm bảo đúng pháp luật để bảo vệ quyền lợi và giải tỏa nỗi khổ của: “Hai khổ chủ” được định danh trong sổ đỏ./.
KTNT