Hội nông dân tỉnh Nghệ An vừa tổ chức Hội nghị đầu bờ về Canh tác lúa thân thiện môi trường tại xã Long Xá (Hưng Nguyên). Mô hình canh tác nằm trong dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam".
Vụ hè thu năm 2022, Ban quản lý Dự án Hội nông dân tỉnh Nghệ An đã xây dựng mô hình lúa thân thiện với môi trường tại xã Long Xá với quy mô 1000 m2 ruộng thực hành và 2 ha mô hình nhân rộng. Mô hình canh tác nằm trong dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” do Quỹ BRACE tài trợ .
Tất cả diện tích đều được sử dụng giống lúa SV181. Các hộ dân tham gia được hỗ trợ giống, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn kỹ thuật canh tác theo 5 nguyên tắc nhằm giảm bớt chi phí đầu vào trong canh tác lúa như giống, phân bón, thuốc trừ sâu và nước tưới, cho năng suất cao, ngoài ra mô hình còn giảm tác hại đối với môi trường, đất đai khi hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước.
Qua quá trình kiểm tra, theo dõi cho thấy, sản xuất theo mô hình này cây lúa phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, số dảnh hữu hiệu cao; Tỷ lệ hạt đạt gần 85,46%, năng suất đạt gần 63,82 tạ/ha, cao hơn so với ruộng đối chứng 9.76 tạ/ha. Còn với mô hình nhân rông tỷ lệ hạt chắc trên bông đạt 80,98%, năng suất đạt 58,35 tạ/ha cao hơn so với đối chứng 4,29 tạ/ ha. Hiệu quả kinh tế đối với ruộng thực hành cao gấp 2 lần và với mô hình nhân rộng cao gấp 1,5 lần so với sản xuất đại trà.
Tại buổi hội thảo đầu bờ, các đại biểu và hội viên nông dân đã phân tích, đánh giá mô hình từ khâu chuyển giao kỹ thuật, áp dụng sản xuất thực tế, ưu điểm vượt trội của phương pháp và kết quả đạt được của mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường theo hướng an toàn, đảm bảo sức khỏe, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa. Với kết quả đạt được từ mô hình, bà con nông dân tham gia thực hiện tin tưởng vào phương pháp canh tác cải tiến, đồng góp phần xây dựng phát triển kinh tế của địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân rộng mô hình trong các vụ sản xuất tiếp theo.
Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục xây dựng các mô hình điểm, mô hình trình diễn bên các khu ruộng đối xứng để người dân dễ dàng so sánh được sự hiệu quả, tính ưu việt của mô hình áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường đem lại. Đặc biệt, để đảm bảo tính ổn định bền vững, Hội sẽ đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp trong bao tiêu sản phẩm lúa thân thiện với môi trường để nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa, từ đó nhân rộng mô hình và tạo dấu ấn cho dự án.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.