Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 27 tháng 9 năm 2015 | 8:30

Hiệu trưởng vận động giáo viên “chạy” cấp trên để được ký hợp đồng lao động!

Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề số 1 TP.Thanh Hóa bị giáo viên “tố” vận động “chạy” cấp trên 200 triệu đồng/người để được ký hợp đồng lao động.

>> Trường Trung cấp nghề số 1 TP. Thanh Hóa: Chưa kết thúc khóa học đã cấp chứng chỉ!

Công văn số 53/CV-NV ngày 13/8/2015 của Phòng Nội vụ TP.Thanh Hóa.

Bà H.G., giáo viên Trường Trung cấp nghề số 1 TP.Thanh Hóa phản ánh, được ủy quyền của Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa, ngày 3/5/2013, trường ký hợp đồng lao động 1 năm với bà cùng 7 cán bộ, giáo viên khác. Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm đánh giá, nhận xét gửi về thành phố để ký hợp đồng tiếp cho các giáo viên.

Nhưng khi các giáo viên hết hợp đồng, ông Trịnh Văn Ngãi, Hiệu trưởng nhà trường lại không nhận xét, đánh giá như quy định, ngược lại còn liên tục mời các giáo viên lên khuyên góp tiền “chạy” cấp trên để được ký tiếp hợp đồng. Khi các giáo viên không đồng ý, ông Ngãi ép họ phải nghỉ phép 1 tháng không lương. Sau gần 2 tháng, ông mới hoàn tất đánh giá, nhận xét cho các giáo viên.

Ngày 3/7/2014, UBND TP. Thanh Hóa ủy quyền cho trường ký tiếp hợp đồng lao động 1 năm cho 8 giáo viên nói trên.

Công văn số 53/CV-NV ngày 13/8/2015 của Phòng Nội vụ (TP.Thanh Hóa) ghi rõ: Đã nhiều lần nhắc nhở trường hoàn chỉnh hồ sơ nhận xét đánh giá hợp đồng lao động và trình đề nghị cho phép ký tiếp. Trách nhiệm ký chậm, buộc giáo viên phải nghỉ phép không lương hoàn toàn thuộc về lãnh đạo nhà trường.

Bà G. cho biết, đến nay, 8 tháng lương năm 2013 của các giáo viên nhà trường vẫn chưa trả. Về nội dung này, Phòng Nội vụ xác minh là đúng sự thật. Phòng này cho biết, từ năm 2013 đến nay, trường vẫn được cấp đầy đủ kinh phí, còn việc chi tiêu là do trường tự chủ hoàn toàn. Đến ngày 3/5/2015, bà G. cùng 5 giáo viên khác hết hợp đồng (2/8 giáo viên đã nghỉ), ông Ngãi nhiều lần gọi lên nói về chủ trương “chạy” cấp trên với số tiền tối thiểu là 200 triệu đồng. Tuy nhiên, các giáo viên không đồng ý.

Trong ghi âm bà G. cung cấp cho phóng viên,  có thể nghe rõ giọng một người nam (bà G. cho biết đây là giọng ông Ngãi) và nhiều giọng phụ nữ. Trong lúc trao đổi, giọng nam có đề cập đến tiền nong, đốc thúc đưa tiền và ký hợp đồng. Đặc biệt, có đề cập tới ông Đào Trọng Quy, Chủ tịch UBND TP.Thanh Hóa.

Không đồng ý mất 200 triệu đồng, các giáo viên đã gửi đơn lên thành phố. Ngày 17/8/2015, TP.Thanh Hóa ủy quyền cho trường ký hợp đồng với 6 giáo viên. “Tuy nhiên, ông Ngãi chỉ ký với 5 giáo viên; còn tôi (bà G.), ông không ký. Trong lúc chưa ký hợp đồng cho tôi, ông Ngãi lại tự ý ra quyết định chuyển tôi sang vị trí khác. Tôi thắc mắc thì ông Ngãi yêu cầu bảo vệ đuổi tôi ra khỏi trường. Quá bức xúc, tôi gửi đơn lên các cơ quan báo chí thì ngày 9/9/2015, ông Ngãi mới ký hợp đồng cho tôi nhưng tôi vẫn chưa được nhận hợp đồng”, bà G. bức xúc.

“Không dừng lại ở đó, ông Ngãi và cô Tuyết, Phòng Đào tạo còn gọi tôi lên bảo tôi xin nghỉ việc từ 3-5 tháng không lương thì ông Ngãi mới ký hợp đồng, khi mọi chuyện trên Thành ủy lắng xuống tôi có thể làm đơn quay lại làm việc”, bà G. nói và cho biết toàn bộ việc trao đổi này có ghi âm.

Theo Phòng Nội vụ TP.Thanh Hóa, việc không đảm bảo ký hợp đồng (tức chậm - PV) cho 6 giáo viên, trách nhiệm thuộc về lãnh đạo Trường Trung cấp nghề số 1.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc.

Hoàng Văn

 
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top