Thứ ba, ngày 10 tháng 9 năm 2013 | 10:45
Hòa Bình: Chính quyền "bao che" cho doanh nghiệp đốt gạch?
KTNT- Theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020: thì các lò gạch thủ công trên toàn quốc phải chấm dứt hoạt động trước ngày 31/12/2010. Tuy nhiên, trên địa bàn thôn Liên Sơn, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy - Hòa Bình) lò gạch thủ công đang ngày đêm nhả khói, người dân bức xúc vì ô nhiễm còn chính quyền chần chừ giải quyết.Lò gạch đầu độc dânTheo phản ánh của người dân, lò gạch xuất hiện tại thôn Liên Sơn từ năm 2001, đến năm 2010 có tới 04 lò gạch thủ công, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân, cây trồng giảm năng xuất, không khí bị ô nhiễm, bệnh hô hấp trong người dân ngày càng tăng, đặc biệt là bệnh hô hấp ở người già và các trẻ nhỏ. Nhân dân đang khốn khổ vì không biết chạy đâu cho thoát khỏi cái lò gạch thì đến năm 2010 chính quyền địa phương lại cấp giấy phép thêm cho các doanh nghiệp tư nhân ở Hưng Yên và Hà Tây (cũ) về đốt gạch tại địa phương nâng tổng số doanh nghiệp l
|
Vườn cây của người dân bị cháy |
Số lượng các lò gạch tăng đột biến khiến đời sống nhân dân càng khốn khổ, đặc biệt trong đợt cao điểm, cây trồng trong vườn như: chuối, nhãn, vải hồng, các cây xanh 15 năm tuổi đều cháy rụi. Ông Ngô Văn Chính, người dân thôn Liên Sơn nói: “Nhà tôi ở ngay gần lò gạch, mỗi lần lò gạch hoạt động, khói tràn cả vào nhà, chúng tôi đóng kín cửa nhưng mùi vẫn nồng nặc, rất khó thở, vườn cây nhà tôi thì cháy rụi hết cả rồi”
Bà Trịnh Thị Hoàn cho biết thêm: “Những ngày tháng 5 oi bức muốn ra bờ sông ngồi cho mát thì nồng nặc mùi khói lò, trẻ con thì bị khó thở, hô hấp, viêm phế quản suốt, những đứa trẻ sơ sinh mà có người nhà ở xa thì cho đi sơ tán hết, nhà tôi thì đành chịu chẳng đi sơ tán ở đâu được”. Ông Vũ Mạnh thu bức xúc: “Chỉ trong 03 năm trở lại đây đã có 05 người trong thôn chết vì ung thư, trong đó có 02 người chết vì ung thư phổi”
Quá bức xúc với sự phát triển của các lò gạch, nhân dân thôn Liên Sơn đã có ý kiến lên thôn và xã nhưng không có câu trả lời và tiếp tục khướu kiện lên UBND huyện Lạc Thủy.
|
Lò gạch đang hoạt động trong đợt cao điểm. |
Chính quyền xã bao che cho chủ lò gạch!
Sau khi có đơn thư của người dân, UBND huyện Lạc Thủy đã có Công văn số 483/UBND- TN&MT ngày 02/11/2012 với nội dung: “Hiện nay trên địa bàn thôn Yên Sơn có 07 lò gạch thủ công của 03 chủ lò". Người dân tiếp tục khiếu nại không nhất trí với nội dung văn bản trả lời của UBND huyện. Ủy ban nhân dân huyện Lạc Thủy tiếp tục cử cán bộ về điều tra và xác nhận thông tin phản ánh của nhân dân là đúng (công văn số 527 ngày 22/11/2012) với nội dung “Ủy ban nhân dân huyện đã giao cho Thanh tra huyện kiểm tra xem xét. Qua báo cáo của thanh tra huyện cho thấy: Tại xã Khoan Dụ hiện nay có 27 lò gạch, trong đó thôn Liên Sơn có 22 lò (11 ống khói)”.
Nội dung văn bản số 483/UBND- TN&MT ngày 02/11/2012 của UBND huyện chỉ đạo: “Giao Ủy ban nhân dân xã Khoan Dụ thông báo đến mọi người dân và các chủ cơ sở sản xuất gạch nung về việc chấm dứt sản xuất gạch nung thủ công vào ngày 31/03/2013”.
Sau những chờ đợi của nhân dân về việc các lò gach sẽ giảm hoạt động và dừng hoạt động vào ngày 31/03/2013 nhưng đến ngày 26/02/2013 vẫn có tới 05 lò gạch cùng hoạt động, nhân dân tiếp tục phản ánh, đến ngày 08/03/2013, UBND huyện Lạc Thủy tiếp tục có Công văn số 72/UBND-VP xử phạt hành chính đối với 04 doanh nghiệp.
|
Các máy xúc vẫn làm việc sau khi lò gạch dừng hoạt động, không trả lại mặt bằng cho nhân dân. |
Trước thời gian 31/03/2013, UBND xã Khoan Dụ đã yêu cầu các doanh nghiệp, chủ lò gạch trên địa bàn ngừng đốt với lý do ảnh hưởng hoa màu. Sau đó, UBND xã Khoan Dụ đã có công văn trình UBND huyện Lạc Thủy về việc cho các chủ lò gạch tiếp tục đốt, giải quyết số gạch còn lại và lấy ý kiến của dân, (biểu quyết đồng ý của nhân dân chủ yếu là người nhà của các doanh nghiệp và của chính quyền địa phương)
Chỉ đạo của UBND huyện là vậy nhưng đến ngày 08/09/2013 khi chúng tôi về thôn Liên Sơn vẫn thấy các máy xúc đất sét (nguyên liệu đốt gạch) đang tiến hành múc đất, làm việc bình thường. Người dân thôn Liên Sơn vẫn lo lắng với sự chần chừ giải quyết dứt điểm các lò gạch của chính quyền địa phương.
Ông Nguyễn Hải Hận, người dân thôn Liên Sơn cho biết: “Vẫn chưa trả lại mặt bằng thì chúng tôi chưa yên tâm, máy xúc vẫn xúc đất lên để lấy sét thế kia thì làm gì có chuyện họ dừng, có thể họ sẽ chuyển lò gạch vào sâu trong núi, không biết bao giờ chúng tôi mới thoát khỏi lò gạch như chỉ thị 567 của Thủ tướng Chính phủ”
Phía sau câu chuyện giải quyết các lò gạch thủ công tại thôn Liên Sơn của chính quyền địa phương trong gần 3 năm qua khi nhân dân kêu cứu, phải chăng có sự khuất tất nào đó, rất mong sự vào cuộc của các cơ quan chức năng và trả lại cuộc sống trong lành vốn có của thôn Liên Sơn.
KTNT