KTNT - Không đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, vệ sinh ăn uống, an toàn cho con trẻ nhưng nhiều trường mầm non không phép vẫn cứ vô tư hoạt động trên địa bàn xã An Khánh (Hoài Đức - Hà Nội).
Cơ sở mầm non Tuổi Thần Tiên dù chưa có phép vẫn đang hoạt động.
Vô tư mở lớp
Vừa qua, báo Kinh tế nông thôn nhận được phản ánh về việc hàng loạt các trường mầm non (MN) tư thục như Vietkids, Ngôi nhà tuổi thơ, Ban Mai, Tuổi thần tiên, Hoa bé ngoan… nằm trên địa bàn xã An Khánh chưa được cấp phép hoạt động nhưng vẫn tự ý tổ chức tuyển sinh. Mặc dù chính quyền địa phương đã phát hiện nhưng chỉ nhắc nhở và đến nay vẫn chưa đưa ra được hướng xử lý dứt điểm đối với những sai phạm trên.
Cơ sở mầm non Vietkids có địa chỉ tại tầng 1, tòa nhà 18T2, Khu đô thị Nam An Khánh (Hoài Đức) là một trong những địa điểm như vậy. Mặc dù chưa được cấp phép hoạt động nhưng cơ sở này vẫn ngang nhiên tuyển sinh cũng như tổ chức hoạt động dạy và học.
Được biết, cơ sở mầm non nói trên là địa điểm mới được mở của hệ thống mầm non Vietkids khá nổi tiếng tại TP.Hà Nội. Cơ sở này đã bắt đầu tuyển sinh từ 2/2/2017 và nhập học từ 6/2/2017 đối với các bé có độ tuổi từ 12 tháng đến 5 tuổi.
Mức học phí là từ 1,6-1,8 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền ăn cũng như các khoản chi khác từ hoạt động dã ngoại tháng, học tiếng Anh, âm nhạc,...
Tấm biển tuyển sinh được treo ở khắp mọi nơi.
Khó dẹp
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Đăng Lợi, Phó chủ tịch UBND xã An Khánh, thừa nhận: “Có một cơ sở Vietkids vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ và ở thời điểm này không được phép tuyển sinh. Các cơ sở còn lại thì chưa được cấp giấy phép thành lập (Ngôi nhà tuổi thơ, Ban Mai, Tuổi thần tiên, Hoa bé ngoan)”.
Các cơ sở chưa được cấp quyết định thành lập thì đồng nghĩa với việc chưa được cấp giấy chứng nhận “đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm”. Trong việc này, đoàn liên ngành có chậm trễ trong công tác thanh kiểm tra? Vai trò quản lý của chính quyền xã An Khánh có thực sự sâu sát và hiệu quả? Hay chỉ sau khi sự cố xảy ra với học sinh lúc đó mới vào cuộc xử lý?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT, khi thành lập nhóm trẻ, cá nhân, tổ chức thành lập phải đáp ứng điều kiện:
Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ của phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với UBND cấp xã.
Như vậy, khi thành lập nhóm trẻ tư thục, cá nhân, tổ chức thành lập phải đăng ký hoạt động nhóm trẻ với UBND cấp xã nơi mở nhóm trẻ. Việc nhóm trẻ tự do hoạt động mà không đăng ký với UBND cấp xã là vi phạm quy định của pháp luật.
Các cơ sở chưa được cấp giấy quyết định thành lập, chưa được chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn tiếp nhận trẻ.
Về xử phạt hành chính đối với hành vi thành lập nhóm trẻ nhưng không đăng ký hoạt động với UBND cấp xã, tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền đối với hành vi tự ý thành lập cơ sở giáo dục theo các mức phạt sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc giải thể cơ sở giáo dục, tổ chức thuộc cơ sở giáo dục đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Căn cứ theo các quy định trên thì các cơ sở mầm non trên địa bà xã An Khánh đều hoạt động sai quy định, chưa được cấp phép, chính quyền địa phương cần xử lý triệt để.
Vụ việc cô giáo của cơ sở mầm non Sen Vàng (Minh Khai, Hà Nội) có hành vi bạo lực với học sinh vừa qua đã gióng lên hồi chuông về sự buông lỏng quản lý đối với các cơ sở mầm non tư thục. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần siết chặt hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non đang tồn tại trên địa bàn. Đặc biệt là cần mạnh tay đình chỉ hoạt động với những cơ sở không phép nhằm quản lý hiệu quả hơn cũng như giảm thiểu được các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra trong tương lai.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Hữu Thắng
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.