Trong những ngày cuối tháng 12/2021, tỉnh Thừa Thiên - Huế diễn ra mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi. Điều này khiến cho hàng chục tấn lúa giống đã ngâm ủ không thể gieo sạ đúng theo kế hoạch ban đầu.
Như trước đó Kinh tế nông thôn đã đưa tin “Hàng chục tấn lúa giống đã ngâm ủ có nguy cơ bị vứt bỏ” về việc mưa lớn diễn ra nhiều ngày liên tục tại tỉnh Thừa Thiên - Huế gây ra ngập nhiều nơi khiến 33,3 tấn lúa giống đã ngâm ủ nhưng không thể gieo sạ theo kế hoạch.
Ngày 4/01, trao đổi với PV Kinh tế nông thôn, ông Ngô Văn Dinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền cho biết, sau đợt mưa lớn diễn ra từ ngày 25 - 28/12/2021, triều cường giảm và các cánh đồng đã được đấu úng nên toàn bộ số lượng lúa giống đã ngâm tại địa phương thời điểm đó đã được gieo sạ.
Tuy nhiên, cách đây 2 ngày, mưa lớn tiếp tục xảy ra trên địa bàn, triều cường tăng lên và Công ty Cổ phần Thủy điện Hương Điền bắt đầu vận hành xả nước hồ thủy điện Hương Điền qua tràn và tuabin phát điện với lưu lượng tăng dần về hạ lưu sông Bồ với lưu lượng 300m³/s nên toàn bộ diện tích mới gieo sạ tiếp tục bị ngập trở lại, ông Ngô Văn Dinh thông tin.
Cũng theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền, đợt ngập lần này có thể diễn ra nhiều ngày và dự kiến khoảng 7 – 10 ngày thì mới có thể đấu úng xong.
Do đó, để chủ động cho việc sản xuất lúa vụ đông xuân 2021 – 2022, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền đang tham mưu với huyện để đề xuất tỉnh Thừa Thiên - Huế hỗ trợ giống lúa ngắn ngày cho bà con nông dân. Dự kiến, tại huyện Quảng Điền, giống lúa ngắn ngày như KH1, HT1… sẽ bắt đầu xuống giống từ ngày 15/01, ông Ngô Văn Dinh cho hay.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.