Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 27 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 25 tháng 12 năm 2018 | 23:25

Huế: Dự án triệu đô bất ngờ … “ngủ đông”

Dù chính thức khai trương sáng 27/4/2018 tại Đông điện Thái Hòa, Đại Nội Huế nhưng nay chương trình thực tế ảo “Đi tìm Hoàng cung đã mất” với kinh phí khoảng 2 triệu USD, do UnderDog Studio đầu tư, đang tạm ngưng một cách khó hiểu.

Chương trình thực tế ảo “Đi tìm Hoàng cung đã mất” là dự án phim sử dụng công nghệ 4D do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐH) phối hợp với Công ty TNHH IV COM (thuộc Công ty UnderDog Studio-Hàn Quốc) đầu tư với kinh phí khoảng 2 triệu USD, do UnderDog Studio đầu tư.

Trung tâm Thông tin diễn giải lịch sử Hoàng thành Huế và trải nghiệm thực tế ảo VR – “Đi tìm Hoàng cung đã mất” nằm ở khu vực Đông điện Thái Hòa (Đại nội Huế)
Trung tâm Thông tin diễn giải lịch sử Hoàng thành Huế và trải nghiệm thực tế ảo VR – “Đi tìm Hoàng cung đã mất” nằm ở khu vực Đông điện Thái Hòa (Đại nội Huế)

Chương trình này đã được các ban, ngành góp ý; có sự thỏa thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; bên cạnh đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã đồng ý về mặt chủ trương. Tiếp đó, chương trình thực tế ảo “Đi tìm Hoàng cung đã mất” chính thức khai trương vào sáng 27/4/2018 tại Đông điện Thái Hoà, Đại Nội Huế; chương trình được quảng bá, truyền thông rộng rãi đến du khách và người dân địa phương.

Về lý do thực hiện chương trình này, được biết, do ảnh hưởng bởi chiến tranh và thiên tai nên nhiều công trình kiến trúc thuộc khu di sản Hoàng cung Huế bị hư hại nghiêm trọng, thậm chí có công trình đã bị san phẳng. Sau hơn 1 năm triển khai, Công ty TNHH IV COM cùng với Công ty UnderDog Studio (Hàn Quốc) đã hoàn thành chương trình trải nghiệm thực tế ảo bằng công nghệ VR về một Hoàng cung triều Nguyễn của hơn 200 năm trước, với đầy đủ các công trình kiến trúc độc đáo.

Với chương trình này, thông qua việc việc các chuyên gia đã scan toàn bộ các điểm di tích hiện có cùng các công trình mô phỏng của di tích đã mất trong khu di sản Hoàng cung Huế và phục dựng bằng công nghệ số, kết hợp với kính chuyên dụng sẽ giúp người xem khám phá, trải nghiệm về một Hoàng cung xưa một cách hoàn chỉnh.

Bên cạnh đó, chương trình trải nghiệm “Đi tìm Hoàng cung đã mất” sẽ được sự tư vấn và giám sát nội dung chặt chẽ của TTBTDTCĐH, được dựng theo mô hình lắp ghép tại khu vực Đông điện Thái Hòa, dễ dàng tháo dỡ khi cần thiết. Công trình rộng hơn 300m2, kiến trúc ngoại thất hài hòa với cảnh quan chung của Đại Nội, đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung về bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong khu di sản Huế.

Tìm hiểu thêm, khu di sản Hoàng cung Huế là khu đơn vị thứ 3 trên thế giới được trải nghiệm bằng công nghệ hiện đại này, các đối tác dự kiến sẽ hợp tác khai thác dịch vụ này trong vòng 10 năm. Trong khoảng thời gian đó, các nội dung VR sẽ tiếp tục được cập nhật phong phú, nâng cấp và bổ sung để phù hợp với công nghệ giải trí hiện đại của thế giới. Sau khi kết thúc thời gian hợp tác, hệ thống thiết bị và công nghệ sẽ được chuyển giao để phía TTBTDTCĐH khai thác.

Chính vì vậy, “Đi tìm Hoàng cung đã mất” là dự án mang sự kỳ vọng lớn về một dịch vụ giải trí công nghệ cao, được đánh giá là bước đột phá mới vào du lịch di sản theo hướng hiện đại hóa, bắt kịp với công nghệ 4.0, qua đó nhằm thu hút du khách đến với Hoàng cung Huế và tạo thêm điểm đến hấp dẫn trong hành trình tham quan di sản miền Trung.

Chương trình với mục đích tươi đẹp là vậy, được đánh giá hoành tráng là thế, nhưng giờ đây dư luận đang băn khoăn không hiểu vì lý do nào khiến “Đi tìm Hoàng cung đã mất” đang tạm ngưng hoạt động một cách bất thường?

Không hiểu vì lý do nào khiến “Đi tìm Hoàng cung đã mất” đang “ngủ đông” một cách bất thường?
Không hiểu vì lý do nào khiến “Đi tìm Hoàng cung đã mất” đang “ngủ đông” một cách bất thường?

Theo ghi nhận, hiện nay trung tâm này chỉ còn lại ngôi nhà trống cùng pano quảng cáo, bàn ghế nên ít người qua lại.

Thỉnh thoảng có vài khách tham quan vòng quanh bên ngoài
Thỉnh thoảng có vài khách tham quan vòng quanh bên ngoài
 

Về vấn đề này, một lãnh đạo TTBTDTCĐH cho hay, Trung tâm Thông tin diễn giải lịch sử Hoàng thành Huế và trải nghiệm thực tế ảo VR – Đi tìm Hoàng cung đã mất” đã tạm ngừng hoạt động từ ngày 27/11. Hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đang mong muốn các đơn vị nhanh chóng tiếp tục triển khai.

 

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top