Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang thực hiện tốt các phương án ứng phó với việc phải cho học sinh nghỉ học kéo dài do dịch virus Corona gây ra nhưng vẫn còn đó những trăn trở riêng về bậc giáo dục mầm non.
Trao đổi với PV báo Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Tân – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị này đang thực hiện rất nghiêm túc những phương án nhằm phòng chống việc lây lan của dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, do đó, học sinh trong toàn tỉnh sẽ tiếp tục phải nghỉ học chính khóa và ngoại khóa thêm 01 tuần cho đến hết ngày 16/02.
Đánh giá về việc học sinh phải nghỉ học 02 tuần ông Tân nhận định, điều này không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ đào tạo của ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế, bởi lẽ, vì địa phương là nơi thường phải chịu nhiều mưa bão, nên hằng năm Sở Giáo dục và Đào tạo đều thiết kế chương trình dự phòng 01 – 02 tuần cho học sinh nghỉ nếu gặp thời tiết xấu. Tuy nhiên, năm nay thời tiết khá thuận lợi nên thời gian dự phòng nói trên còn nhiều và có thể sử dụng trong thời điểm này.
Người đứng đầu ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định, khi học sinh phải nghỉ học kéo dài có thể sẽ dẫn đến sự sao nhãng về học hành của em; mặt khác, việc học sinh phải nghỉ học một cách thụ động dẫn đến sự đảo lộn trong sinh hoạt của nhiều gia đình. Do đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động đưa ra phương án ứng phó một cách trọn vẹn nhất phù hợp với điều kiện thực tế.
Trước tiên, cán bộ, giáo viên vẫn duy trì việc đến trường để thực hiện công tác vệ sinh khuôn viên trường lớp. Bên cạnh đó, công tác chuyên môn phải được duy trì đều đặn. Việc dạy học trực tuyến cũng đã được tính đến và theo ông Tân, đa số giáo viên trong tỉnh đã sẵn sàng với phương án này nếu học sinh phải nghỉ học dài hơn.
Với học sinh, các em sẽ được khuyến khích tham gia những cuộc thi viết bài qua mạng theo các chủ đề, phù hợp với độ tuổi, năng lực nhận thức của từng khối lớp. Cuộc thi được tổ chức một cách thiết thực, hấp dẫn và sẽ được chấm điểm, trao giải để tạo thêm động lực lôi cuốn các em tham gia.
Trong phần trao đổi của mình Giám đốc Tân hết sức quan tâm đến các em học sinh vùng sâu vùng xa nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, ông mong muốn rằng các em có thể khắc phục những trở ngại đó để tham gia cuộc thi viết bài một cách tích cực, hiệu quả.
Được biết, đến thời điểm này, các nhóm lớp học thêm, các nhóm trẻ gia đình… đang được cơ quan chức năng quan tâm một cách sát sao và vấn đề này đã được giao cho thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với lực lượng chức quan kiểm tra, giám sát.
Chốt lại vấn đề về tiến độ và sự liên tục trong chương trình dạy học năm học 2019 – 2020 ông Tân cho rằng, việc chuẩn bị kỹ lưỡng của tỉnh nhà cùng với chủ trương sẽ rời lui thời điểm tổng kết năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu cần thiết) nên có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.
Điều khiến vị Giám đốc sở giáo dục đào tạo đang trăn trở nhiều nhất lúc này chính là chưa thể tìm ra giải pháp “giải vây” cho bậc giáo dục mầm non dù biết rằng rất nhiều gia đình có con trong độ tuổi này đang gặp khó khăn khi không biết gửi con ở đâu để đi làm.
Việc duy nhất ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế có thể thực hiện lúc này dành cho bậc mầm non chính là đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, giáo viên của các cơ sở giáo dục này thực hiện vệ sinh nghiêm túc, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường ngay khi tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona có những tiến triển tích cực.
Khép lại cuộc trao đổi, ông Nguyễn Tân – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn cán bộ, giáo viên của ngành giữ thái độ bình tĩnh, tránh tâm lý hoang mang và lan tỏa điều này đến các bậc phụ huynh, học sinh của mình để mọi người có thể tự bảo vệ mình trước dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.