Sau làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), làng Phước Tích (Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) là làng cổ thứ 2 được Nhà nước công nhận và cấp bằng Di tích quốc gia. Tại đây không gian làng quê đậm chất Bắc Trung Bộ còn được lưu giữ một cách nguyên vẹn.
Làng cổ Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào ngày 13/6/2009 làng Phước Tích được Nhà nước công nhận và trao bằng xếp hạng Di tích quốc gia làng cổ. Như vậy, sau làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), Phước Tích trở thành làng cổ thứ 2 được Nhà nước công nhận và cấp bằng Di tích quốc gia.
Từ trung tâm thành phố Huế di chuyển khoảng 40km về phía tây bắc sẽ đến làng cổ Phước Tích nơi được bao bọc ba mặt bởi dòng sông Ô Lâu hiền hòa, thơ mộng. Tại đây, những nhà rường, miếu, lò gốm, đường đi lối lại… tại làng cổ Phước Tích vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các đặc trưng độc đáo từ xa xưa của không gian làng quê Bắc Trung Bộ.
Lưu truyền lại rằng, làng cổ Phước Tích xưa là ngôi làng giàu có, trù phú nằm bên cạnh dòng sông Ô Lâu hiền hòa, mát mẻ. Vì lẽ đó, tại đây mới có nhiều nhà rường với lối kiến trúc độc đáo và được xem là “biệt thự” thời xưa đến vậy.
Chị Hồ Thị Thanh Hòa, nhân viên Ban quản lý làng cổ Phước Tích cho biết, ban đầu ở làng cổ Phước Tích có đến 75 ngôi nhà rường. Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến hiện tại số lượng này còn lại là 26 ngôi nhà. Những ngôi nhà cổ còn lại này đã được trùng tu và bảo quản rất cẩn thận.
Sự độc đáo của những ngôi nhà rường tại làng cổ Phước Tích nằm ở quần thể kiến trúc độc đáo thể hiện qua những nét chạm trổ công phu, tinh xảo với những hình ảnh tứ linh, bát bửu, mai, lan, cúc, trúc, mây cuộn…
Không dừng lại ở những giá trị nghệ thuật, nhà rường còn là biểu tượng cho truyền thống của sự nối tiếp nhiều thế hệ trong gia đình, dòng họ.
Tiếp đến, ngay tại chính giữa của ngôi làng là địa danh Miếu cây thị. Tên gọi này chính là hiện hữu của lối văn hóa xưa bởi lẽ, ngoài việc nằm ở địa thế long mạch và có vị trí chính giữa ngôi làng, ngôi miếu được xây dựng ngay bên cạnh cây thị đến nay đã có tuổi đời hơn 600 năm – một loại cây có vị trí đặc biệt quan trọng trong tín ngưỡng và tiềm thức của người dân làng Phước Tích.
Xem xét lối kiến trúc của miếu thờ, của bình phong, cách trang trí chim Phượng ở cửa ra vào cũng như cách thờ tự, người ta nhận định rằng Miếu cây thị là nơi thờ Thánh Mẫu PoNagar của người Chăm đã được Việt hóa. Đến nay, việc cúng tế tại miếu vẫn được duy trì và diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm – cũng là ngày xuân tế của làng.
Các vị cao niên của làng cổ Phước Tích kể lại, ban đầu làng có nhiều tên gọi khác nhau như là Phúc Giang - mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc hay Hoàng Giang - để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng.
Tiếp đến đời vua Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích - như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu. Đặc ân to lớn khi được chính nhà vua đặt tên cho làng gắn liền với với sản phẩm gốm truyền thống ở nơi đây.
Theo đó, nghề gốm truyền thống của làng Phước Tích ra đời cùng với quá trình di dân lập ấp của người dân (năm 1470). Với sự độc đáo,đặc sắc của mình, gốm Phước Tích nhanh chóng nổi tiếng xa gần và trở thành sản phẩm đốc nhất được lựa chọn để cung tiến nhà vua.
Hiện nay, tại làng Phước Tích một số lò gốm vẫn được lưu giữ nhưng chủ yếu phục vụ nhu cầu tham quan, trải nghiệm của khách du lịch.
Trò chuyện với PV, chị Hồ Thị Thanh Hòa cho biết thêm rằng, hiện nay, có rất nhiều đoàn khách từ các nơi trong và ngoài nước đến tham quan làng cổ Phước Tích. Nhiều du khách còn lưu trú lại để được trải nghiệm cuộc sống thanh bình, giản dị, mộc mạc và trong lành của làng cổ Phước Tích.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.