Khổ vì khóiTrên địa bàn hai phường Hiến Nam và Lam Sơn hiện có 9 lò gạch thủ công đang hoạt động. Mỗi khi lò nổi lửa, khói theo gió mang theo hơi nóng và bao chất độc hại len lỏi vào từng ngõ ngách, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Mới đây nhất, khói lò gạch đã gây cháy táp hơn 13 mẫu chuối (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2) làm thiệt hại hàng tỷ đồng.
Theo ông Phan Văn Mạnh, một trong những hộ dân có diện tích chuối bị ảnh hưởng bởi khói lò gạch: “Để có một cây chuối cho thu hoạch phải mất hơn một năm chăm bón. Chỉ cần làm một phép tính đơn giản, với 13 mẫu chuối, tương đương 13.000 cây bị táp không cho quả hoặc có quả cũng không thể tiêu thụ thì số tiền đã lên đến trên 1 tỷ đồng”. Anh Nguyễn Văn Cường có hơn 2 mẫu chuối bị ảnh hưởng thở dài: “Vốn liếng đổ tất vào đây, bây giờ lấy gì mà sống?”.
Sau khi nhận được đơn đề nghị của các hộ dân có diện tích trồng chuối bị thiệt hại, UBND phường Minh Khai đã cử cán bộ phụ trách nông nghiệp xuống địa bàn kiểm tra và xác nhận diện tích chuối bị ảnh hưởng là 13 mẫu. Sau đó, UBND phường Minh Khai cử cán bộ chuyên môn gặp đại diện các hộ dân bị thiệt hại cùng chủ các lò gạch giải quyết, nhưng đến nay sau gần 2 tháng, cái mà anh Mạnh và những hộ dân nhận được chỉ là lời hứa... suông. Mặc dù người dân gửi rất nhiều đơn tới các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản trả lời chính thức.
Chính quyền thờ ơ
Theo ông Nguyễn Đức Lợi, Tổ trưởng dân phố Khu phố Bắc Lê Hồng Phong, sở dĩ các chủ lò gạch chây ì, kéo dài thời gian đền bù là để người dân chăm chuối hồi phục, đồng thời chờ mùa nước lên...
Đem những bức xúc của người dân lên gặp ông Trần Văn Tịnh, Chủ tịch UBND phường Minh Khai, chúng tôi nhận được câu trả lời chung chung là, phường đã cố gắng phối hợp theo chỉ đạo của thành phố để cùng người dân khắc phục hậu quả. Cũng theo ông Tịnh, dù phường Minh Khai đã cố gắng nhưng do hai phường Hiến Nam và Lam Sơn thiếu cộng tác nên việc đền bù vẫn chưa thực hiện được.... Rõ ràng, điều người dân mong chờ không phải là những câu trả lời chung chung, đổ lỗi cho nhau của chính quyền.
Chúng tôi tiếp tục đến gặp ông Lâm Đức Thu, Phó chủ tịch UBND phường Hiến Nam để trao đổi về vấn đề này. Ông Thu cho biết: “Phường để hai bên tự thỏa thuận giải quyết, nhưng đến nay vẫn chưa xong”. Khi chúng tôi hỏi tại sao chính quyền phường Hiến Nam không can thiệp và quan tâm đến vấn đề này ngay từ đầu, ông Thu không trả lời. Có thể thấy rõ một điều, chính quyền phường Hiến Nam không giám sát việc đền bù cho người dân trồng chuối, dẫn đến bức xúc trong dư luận.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 31/12 tới, các lò gạch thủ công sẽ bị phá bỏ theo quy định chung của thành phố nên đang tăng cường đốt, mới đây lại tiếp tục gây cháy táp chuối lần thứ hai. Điều người dân quan tâm hiện nay là cơ chế đền bù thiệt hại như thế nào. Chúng tôi xin chuyển kiến nghị này đến các cấp chính quyền tỉnh Hưng Yên để trả lời bạn đọc.
Hoàng Dân - Tuấn Lực
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.