Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 4 tháng 7 năm 2015 | 1:19

Hương Khê: Cần thi hành án đối với người coi thường kỷ cương phép nước

Vụ tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê và bị đơn là ông Lê Hữu Chí, công dân xóm 3, xã Hương Giang (Hương Khê - Hà Tĩnh) khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi bởi tòa án cả 3 cấp đã tuyên ông Chí chiếm dụng đất lâm nghiệp trái pháp luật nhưng án vẫn chưa được thi hành.

Tranh chấp thiếu cơ sở 

Lực lượng chức năng kiểm tra thực địa và hiện trạng rừng.

Đơn kháng cáo gửi Toà án phúc thẩm của ông Lê Hữu Chí không thừa nhận việc chiếm đất của Công ty Cao su Hương Khê, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bởi 7ha đất tranh chấp nằm trong tổng số diện tích 82ha đất rừng đã được Nhà nước cấp đất sử dụng hợp pháp cho gia đình ông từ năm 1992, thế nhưng, do Công ty Cao su Hương Khê lấn chiếm nên nay ông chỉ còn lại 7ha.

Cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp lại khẳng định, hồ sơ và hiện trường đất tranh chấp 7ha thuộc lô 17, khoảnh 6, tiểu khu 200 tại xã Hương Giang thuộc đất của Công ty Cao su Hương Khê quản lý, ông Chí không có quyền sử dụng đất, người đại diện lợi ích hợp pháp chính là Công ty Cao su Hương Khê. Vì thế, bản án sơ thẩm ngày 27/05/2011 của Tòa án nhân dân huyện Hương Khê cũng như án phúc thẩm số 13 ngày 26/11/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên, buộc ông Lê Hữu Chí phải di dời hết toàn bộ số cây keo đang trồng trên diện tích 7ha đất thuộc Lô 17, khoảnh 6, tiểu khu 200 xã Hương Giang, trả lại mặt bằng cho chủ rừng là Công ty Cao su Hương Khê sản xuất.

Sau khi tòa 2 cấp đã tuyên, ông Chí vẫn gửi đơn kháng cáo lên Tòa án tối cao. Ngày 2/6/2014, Tòa án nhân dân tối cao có Văn bản số 935/TB-DS do Phó chánh tòa Lê Anh Dũng ký bác đơn của ông Chí. Văn bản chỉ rõ: “Ông Chí chỉ là người hợp đồng trồng rừng keo nguyên liệu với Công ty Cao su Hương Khê, và ông đã được thanh toán tiền công chăm sóc hàng năm theo hợp đồng với công ty. Do đó, không có cơ sở xác định ông (bà) đã được giao phần đất này từ năm 1992, mà đất này thuộc quyền quản lý của Công ty Cao su Hương Khê. Nên việc ông (bà) lấn chiếm đất và trồng cây trên đất của công ty là không đúng. Tòa án tối cao ghi nhận việc Công ty Cao su Hương Khê tự nguyện hỗ trợ cho ông (bà) 25 triệu đồng để chi phí di dời cây là phù hợp. Do đó, không có căn cứ để kháng nghị bản án phúc thẩm trên theo thủ tục giám đốc thẩm”.

Tiền đã nhận - án vẫn chưa thi hành

Ngày 26/1/2015, UBND huyện Hương Khê có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND huyện Đinh Hữu Tân, kiêm Trưởng ban chỉ đạo thi hành án dân sự, trong thông báo có đoạn: Sau khi có văn bản trả lời giải quyết đơn của Tòa án nhân dân tối cao đối với gia đình ông Lê Hữu Chí, ngày 17/12/2014, Ban chỉ đạo huyện đã họp tập trung giải quyết vụ việc, đồng thời tổ chức cưỡng chế theo bản án dân sự phúc thẩm số 13-DSPT ngày 26/8/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đảm bảo các trình tự theo quy định của pháp luật. Thông báo cũng khẳng định, thời gian thi hành án sẽ được tiến hành sau Tết Âm lịch (tức từ ngày 26/3/2015). Để bảo đảm an toàn cho công tác thi hành án, Ban chỉ huy quân sự huyện phối hợp với Chi cục Thi hành án và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hợp đồng rà soát bom mìn; đồng thời phối hợp với công an huyện làm rõ việc sử dụng súng quân dụng và công cụ hỗ trợ trái phép đối với ông Lê Hữu Chí.

Được biết, sau đó phía thi hành án nhận được thông tin ông Chí cố thủ chống lệnh thi hành án bằng cách cài đặt bom mìn trên phần đất chiếm, dọa giết, vì vậy Chi cục Thi hành án huyện lập báo cáo dự trù kinh phí thi hành án lên tới trên 1 tỷ đồng. Số tiền mà cơ quan thi hành án huyện Hương Khê đề nghị khá viển vông, bởi nhiều ý kiến cho rằng, sau khi tòa tuyên ông Chí cũng đã ký giấy nhận tiền hỗ trợ 25 triệu đồng do Công ty Cao su Hương Khê giúp, còn việc dời dọn, thi hành án phải thuộc về gia đình ông Chí, các lực lượng chỉ là hỗ trợ. Khoản tiền mà Chi cục Thi hành án huyện đưa ra là không có cơ sở. Trong lúc đó, Chi cục Thi hành án Hương Khê cũng đã tạm ứng 100 triệu đồng (mới ký chứ chưa nhận tiền - PV) của Công ty Cao su Hương Khê (phía bị hại) nhưng đến nay bản án vẫn nằm trên bàn giấy, chưa được thực thi.

Dư luận đặt câu hỏi, liệu kỷ cương phép nước có được thực thi khi bản án đã rõ?               

 P.V

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top