KTNT - Báo Kinh tế nông thôn số ra ngày 2/4/2017 có đăng bài viết: “Quế Phong: Tan hoang rừng 163” phản ánh thực trạng hàng chục hecta rừng theo Nghị định 163 được Nhà nước giao cho các hộ dân khoanh nuôi, sản xuất trên địa bàn bản Long Quang, xã Tiền Phong (Quế Phong, Nghệ An) bị chặt hạ không thương tiếc, ảnh hưởng không nhỏ đến độ che phủ, tác động xấu đến hệ sinh thái rừng đầu nguồn.
>> Quế Phong: Tan hoang rừng 163
Hàng chục hecta rừng 163 ở xã Tiền Phong bị chặt hạ (ảnh Duy Ngợi).
Sau khi báo đăng tải, UBND huyện Quế Phong đã có Kết luận số 342/UBND-KL về việc báo cáo kết quả xử lý vụ phá rừng sản xuất tại xã Tiền Phong.
Trong kết luận này, UBND huyện Quế Phong khẳng định bài báo phản ánh việc phá rừng sản xuất tại xã Tiền Phong là có thực.
Đồng thời, kết luận nêu rõ: “Qua kết quả kiểm tra, khám nghiệm hiện trường thì diện tích rừng bị chặt phá là rừng hỗn giao nứa-gỗ, trong đó cây thân gỗ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, hầu hết cây gỗ có đường kính từ 5cm đến 25cm, cá biệt một số cây có đường kính đến 30cm. Trữ lượng theo kết quả đo đếm tại hiện trường nơi thấp nhất 14,49m3/ha; cao nhất 36m3/ha; mật độ cây nứa nơi thấp nhất là 1.260 cây/ha; nơi cao nhất là 6.060 cây/ha thuộc trạng thái rừng nghèo kiệt.
Hiện nay vụ việc đã được Công an huyện tiếp nhận hồ sơ để điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong kết luận này, UBND huyện Quế Phong cũng cảm ơn Báo Kinh tế nông thôn đã kịp thời phản ánh và kính mong quý báo đồng hành với huyện nhà trong thời gian tới.
Ban bạn đọc
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.