Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 11 năm 2018 | 10:51

Huyện Bù Đăng: Kỳ 2: Một vụ án có dấu hiệu chạy án

Như báo Kinh tế nông thôn đã thông tin ở kỳ trước, vụ án hình sự cố ý gây thương tích giữa gia đình ông Phạm Văn Mạc và gia đình ông Lê Thanh Phong tại xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước có nhiều khuất tất.

Vụ án thu hút rất nhiều người dân quan tâm, theo dõi. Diễn biến của vụ án có rất nhiều tình tiết phi lý, hơn thế nữa, vụ án hình sự này đã có dấu hiệu chạy án từ gia đình ông Lê Thanh Phong.

 

     

 

Trong bản kết luận điều tra bổ sung ngày 7/7/2017 xác định ông Phạm Văn Mạc dùng cây xà beng đánh vào vai ông Lê Thanh Phong và kết quả giám định thương tật là 16%, cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông  Phạm Văn Mạc, người đã từng là bị hại trước đây vô cớ lại biến thành bị can. Ông Lê Thanh Phong đã được cho tại ngoại, còn ông Phạm Văn Mạc thì bị bắt tạm giam.

Hơn nữa, việc ông Lê Thanh Phong đưa ra tài liệu xác minh mình bị thương là do phòng chuẩn đoán hình ảnh tư nhân của bác sỹ Nguyễn Công Sỹ cung cấp ngày 22/5/2017 chỉ là hợp thức chứ không phải là ngày 29/10/2015 (ngày xảy ra xô xát). Chưa kể đến, trong một vụ án hình sự, cơ quan cảnh sát điều tra đã dựa vào kết quả giám định phòng khám của ông Nguyễn Công Sỹ để quy tội cho ông Phạm Văn Mạc là một điều vô lý bởi đây là phòng khám bất hợp pháp, vi phạm pháp luật vì đây là phòng khám không có giấy phép. Kết luận của Sở Y tế tỉnh Bình phước đã khẳng định phòng khám của ông Nguyễn Công Sỹ là không đủ tiêu chuẩn hoạt động.

Bên cạnh đó, trong bản kết luận điều tra ngày 16/1/2017 thể hiện ông Lê Thanh Phong và bà Lê Thị Hợi đã từ chối giám định thương tích và không yêu cầu xử lý hình sự đối với ông Phạm Văn Mạc. Do đó, vì một lý do bất hợp pháp nào đó ông Lê Thanh Phong lại có hồ sơ chuẩn đoán thương tích vào đúng ngày xảy ra xô xát và sau gần 2 năm kể từ ngày xảy ra vụ việc mới làm đơn yêu cầu giám định thương tích. Đặc biệt, phải đánh giá được diễn biến thời gian của ông Lê Thanh Phong có bất minh hay không, bởi sau khi xảy ra vụ việc, ông Phong bị công an xã mời lên trụ sở làm việc đến gần 24h mới được về nhà. Vậy ông đi giám định thương tích vào thời gian nào trong ngày xô xát. Lời khai của các bên trong biên bản làm việc của công an xác nhận là ông Mạc dùng xà beng đánh vào tay ông Phong. Nhưng sau đó ông Phong lại nói là đánh vào vai của ông. Phải chăng ông đã cố tình khai lệch so với lời khai ban đầu của các bên để trùng khớp với giấy chứng nhận giám định tỉ lệ Thương tật mà phòng khám không phép của ông Nguyễn Công Sỹ cấp cho với kết luận “nứt xương đòn phải”. Điều đó là bất hợp lý vì nếu nứt xương đòn phải thì ông Lê Thanh Phong sẽ không thể tiếp tục vật lộn với ông Mạc được nữa, nhưng đằng này ông phong vẫn tham gia xô xát đến cùng?

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top