Sai lệch về diện tích đất tranh chấp cùng nhiều khuất tất trong quá trình tố tụng, xét xử khiến vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Tô Văn Ba và ông Lê Hồng Chiến kéo dài hàng chục năm nay, gây bức xúc dư luận.
Ông Lê Hồng Chiến trên phần đất tranh chấp.
Khởi kiện một đằng, định giá một nẻo
Theo đơn phản ánh của ông Lê Hồng Kỳ (người được ông Lê Hồng Chiến, sinh năm 1966, trú tại tổ 6, thôn 4, xã Đức Chính, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận ủy quyền tham gia quá trình tố tụng), ngày 2/5/2001, ông Tô Văn Ba, sinh năm 1957 (trú tại thôn 7, thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh) có yêu cầu TAND huyện Đức Linh giải quyết buộc ông Chiến trả lại diện tích lấn chiếm được UBND huyện Đức Linh cấp giấy chứng nhận số R466135 ngày 15/3/2001 với tổng diện tích 15.110m2 (gồm thửa 24 diện tích 9.840m2 và thửa 30 diện tích 5.270m2). Theo biên bản định giá ngày 15/3/2002 thì diện tích ông Chiến lấn chiếm của ông Ba theo giấy chứng nhận số R466135 tổng cộng 9.700m2 (thửa 24 là 5.830m2 và thửa 30 là 3.870m2). Phần diện tích hoang trũng và suối là 5.760m2, UBND huyện Đức Linh không cấp giấy chứng nhận cho ông Ba.
Liên quan tới vụ việc, ngày 25/11/2014, ông Ba có làm đơn đề nghị thẩm định lại đất và hoa màu, vì ông không đồng ý với kết quả đo đạc của Hội đồng định giá tài sản khi diện tích thực tế đo đạc là 24.000m2. Hồ sơ tranh chấp đất chỉ có 14.880m2 và UBND huyện có quyết định thu hồi diện tích 15.110m2. Đồng thời, ông Kỳ làm đơn tố cáo về nội dung của Kết luận số 160/TCCB ngày 19/08/2015 của TAND tỉnh Bình Thuận. Theo đơn, ông Kỳ cho rằng, cần xem xét lại trách nhiệm công vụ trong hoạt động tố tụng của bà Huỳnh Thị Ngọc Thuận, Phó Chánh án, Thẩm phán TAND huyện Đức Linh. Cụ thể, ông Kỳ yêu cầu tổ chức cho các đương sự đối chất tại tòa nhưng không được thẩm phán chấp nhận.
Nhiều khuất tất
Bản án số 46/DSPT ngày 11/09/2002 của TAND tỉnh Bình Thuận đã buộc ông Chiến phải trả cho ông Ba 14.880m2 đất (theo bản đồ định vị đất tranh chấp mà Hội đồng định giá đã lập), giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 04/DSST ngày 06/08/2002 của TAND huyện Đức Linh.
Tại Công văn số 2335-CV/UBKTTW ngày 21/12/2012, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị TAND tối cao kháng nghị theo thủ tục tái thẩm Bản án dân sự phúc thẩm số 46/DSPT ngày 11/09/2002 của TAND tỉnh Bình Thuận vì có tình tiết mới là Báo cáo số 167/BC - UBND ngày 04/09/2012 của UBND huyện Đức Linh. Báo cáo ghi rõ: “Quyết định số 08/2000/QĐ - CT - UBĐL ngày 20/01/2000 của Chủ tịch UBND huyện giải quyết tranh chấp giữa ông Tô Văn Ba và ông Lê Hồng Chiến là chưa đúng. Kết quả này làm thay đổi toàn bộ nội dung Quyết định số 273/2000/QĐ - CT - UBĐL ngày 04/12/2000 về giải quyết khiếu nại lần đầu của ông Lê Hồng Chiến, nên việc UBND huyện Đức Linh cấp cho ông Tô Văn Ba giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số R466135, diện tích 1,511ha là không đúng quy định của pháp luật”.
Do xuất hiện tình tiết mới trong vụ án, ngày 27/03/2013, TAND tối cao ra Quyết định tái thẩm số 308/2013/DS - TT. Quyết định nêu rõ, trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa thu thập chứng cứ để làm rõ diện tích đất tranh chấp có nằm trong diện tích Nhà nước giao cho Công ty Cao su Thuận Hải trước đây (nay thuộc Công ty Cao su Bình Thuận) và Công ty Cao su Bình Thuận đã giao cho ông Ba trồng cao su hay không? Trong khi thực tế ông Chiến đã quản lý, sử dụng từ khi khai phá tới nay và theo ông Chiến, Công ty Cao su và ông Ba chưa đền bù diện tích đất này cho ông.
Quyết định tái thẩm của TAND tối cao tuyên hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 46/DSPT ngày 11/09/2002 của TAND tỉnh Bình Thuận và hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 04/DSST ngày 06/08/2002 của TAND huyện Đức Linh về vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn ông Tô Văn Ba và bị đơn ông Lê Hồng Chiến. Đồng thời, giao TAND huyện Đức Linh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Nhóm PV
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.