Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 11 tháng 11 năm 2019 | 11:46

Huyện Eakar (Đắc Lắk): Ai đẩy người dân vào cảnh khó khăn?

Chúng tôi nhận được đơn phản ánh của nhiều hộ dân tại thôn 15 xã Cư Yang, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk về việc họ bị đẩy vào cùng cực trong việc đền bù công trình hồ Krông Păk Thượng khiến cuộc sống bị chao đảo, khó khăn.

Vào những năm của thập niên 80 của thế kỷ 20, theo tiếng của nhà nước về việc vận động người dân đi xây dựng vùng kinh tế mới để phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên theo “quyết định của Hội đồng chính phủ số 95/CP ngày 27/3/1980”, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở phía Bắc vào vùng đất xã Cư Yang, huyện Eakar tiến hành khai khẩn đất hoang, trồng cây, sản xuất tạo lập thành thôn 15 xã Cư Yang. Bằng sức lao động và nhiệt huyết của những người con xa quê, cuộc sống của người dân dần ổn định. Xã Cư Yang đã có nhiều chuyển biến tích cực, một phần trong đó nhờ sự đóng góp của đồng bào thiểu số miền Bắc di cư vào đây xây dựng vùng kinh tế mới. Thế nhưng, niềm vui đó kéo dài không được lâu.

Vào năm 2015, đề án hồ thủy lợi Krông Păk Thượng được phê duyệt và xây dựng trong phần đất của các hộ dân vùng kinh tế mới. Các hộ dân thuộc thôn 15 nằm trong lòng hồ thủy lợi Krông Păk Thượng nên phải di dời và giải tỏa. 63 hộ dân đã nhận thức được đây là công trình quan trọng góp phần vào sự phát triển đời sống và kinh tế của đất nước nói chung và tỉnh Đắc Lắk nói riêng nên họ đồng lòng và ủng hộ để công trình được thực hiện. Cũng trong năm 2015, Ban dự án đã tiến hành đo đạc toàn bộ diện tích và thẩm định tài sản. Các hộ dân được thông báo “không được xây dựng, sữa chữa nhà ở, không được canh tác và sản xuất trên toàn bộ diện tích đã đo đạc kiểm đếm để nhà nước thu hồi, đền bù và giải phóng mặt bằng”

Các hộ dân đã chấp hành đúng với chủ trương nên không chăm sóc cây, không sản xuất trên diện tích đất đã được đo đạc và thẩm định, nhà cửa, chuồng trại hư hỏng cũng không sửa chữa. Nếu có thì chính quyền đến ngăn cấm. Từ khi có dự án đến nay đã 4 năm, công trình hồ thủy lợi Krông Păk Thượng đang được xây dựng nhiều hạng mục nhưng người dân vẫn chưa được đền bù, không được canh tác, sản xuất, xây dựng trên chính mảnh đất mà họ đã bỏ biết bao công sức và thời gian để khai khẩn. Điều đó khiến người dân gặp muôn vàn khó khăn. Cây bị lụi tàn, không được thu hoạch, đất đai bị bỏ hoang. Các hộ dân ở thôn 15 đều là thuần nông. Việc chậm trễ đền bù cho người dân đã dẫn đến những hệ quả nặng nề khiền các hộ dân điêu đứng, không có công ăn việc làm, con cái không được học hành đến nơi đến chốn. Họ phải sống một cuộc sống lay lắt, sống trong lo âu trong lúc chờ đợi. Thiệt hại về vật chất và tinh thần khiến các hộ dân cạn dần niềm tin, họ không biết bấu víu vào ai? Họ được hứa là được tái định canh định cư nhưng họ cứ chờ trong mỏi mòn mà không thấy đâu.

75360989_780433839046167_5912729524755234816_n.png
Người dân mất niềm tin vì rơi vào cảnh khó khăn.
73173349_1184907375051683_3355183466147741696_n.png
Nhà cửa hư hỏng không được sửa chữa
74451365_428533054726955_6166141880938528768_n.png
Cây cối chết héo vì không được chăm sóc

Sự tắc trách của các cơ quan liên quan đã dẫn đến hậu quả nặng nề. Điều đáng nói là việc giải tỏa đền bù cho người dân sau này đã phát sinh những điều bất thường, đẩy nhiều gia đình vào khốn đốn. Ngày 1/6/2016, sau khi đi thực tế, các ban ngành của tỉnh Đắk Lắk đã họp và thống nhất những vấn đề liên quan đến công trình hồ thủy lợi Krông Păk Thượng gồm: Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, UBND huyện Eakar, Ban quản lý thủy lợi 8, Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Eakar đã thống nhất việc đền bù cho các hộ dân.

Thế nhưng, sau đó việc đền bù cho các hộ dân đã phải điều chỉnh nhiều lần và có nhiều dấu hiệu bất thường. Trong khi nguồn vốn của công trình hồ thủy lợi Krông Păk Thượng tăng lên thì đền bù cho người dân lại giảm đi. Việc liên tục điều chỉnh ở đây thực sự có vấn đề. Cụ thể gia đình hộ Nông Văn Tơ (tại thôn 15 xã Cư Yang) qua 4 lần điều chỉnh giá đền bù đã biến động từ 3.156.519.563đ xuống còn 1.499.645.879. Các gia đình khác cũng rơi vào tìn trạng như vậy. Điều đáng nói trong phương án bồi thường công khai, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Eaka ra phương án rất mờ ám khi không có ngày tháng, không có người ký ban hành.

Đến tìm hiểu tại thôn 15, nhiều người dân cho biết, đất khu vực này đều do các gia đình đi kinh tế mới khai hoang từ những năm của thập niên 80 của thế kỷ 20, nhưng khi thống kê thì đã có sự thay đổi. Rất nhiều thả đất được thống kê là sử dụng sau năm 2003. Đây phải chăng là một chiêu trò để không phải đền bù đất mà người dân đã bỏ công sức để khai hoang? Hơn nữa, nhiều diện tích rừng phòng hộ đã được xác định là nguồn gốc đất. Điều này rất bất hợp lý, nếu người dân phá rừng phòng hộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, có yếu tố hình sự cần phải khởi tố. Tại sao lại đưa vào thống kê đền bù?

Người dân thôn 15 rất bức xúc và mất niềm tin, họ cho rằng huyện Eakar đã không có trách nhiệm, làm việc tắc trách dẫn đến những hệ lụy nặng nề trong cuộc sống. Đất đai họ khai hoang hầu hết là trước năm 1993 nhưng không hiểu vì sao chính quyền lại có sự thống kê nguồn gốc đất sai với thực tế khiến họ thiệt hại về nhiều mặt. Người dân cho biết, sau đó đoàn của huyện Eakar đã đi thực địa lại để thống kê, kiểm đếm nhưng người dân thì không hề hay biết. Vậy việc đi thực địa để thống kê lại mà người dân không biết thì làm sao biết được đầy đủ thông tin chính xác về đất đai và tài sản trên đất của người dân, hay đây chỉ là việc làm trên giấy tờ chứ không có thực tế? Tại sao phải đi theo kiểu bí mật như vậy? Trong khi chính người dân mới biết cụ thể về đất đai, cây cối của họ?

Bao nhiêu năm nay, người dân thôn 15 đã cạn dần niềm tin, họ không còn tin vào chính quyền huyện Eakar, họ bức xúc vì cuộc sống rơi vào túng quẩn, đất không được canh tác, nhà cửa hư hỏng không được sửa lại. Họ đã đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức để khai hoang những vùng đất hoang để trở thành những vùng đất màu mỡ. Nhưng họ lại bị đẩy vào tình cảnh điêu đứng. Người dân đã nhiều lần gửi đơn lên các cơ quan chức năng yêu cầu giải quyết nhưng đều rơi vào im lặng. Trong việc này hẳn có nhiều điều mờ ám, các cơ quan liên quan tỉnh Đắc Lắk cần sớm vào cuộc làm rõ để lấy lại niềm tin cho người dân.

Chúng tôi sẽ tiếp thông tin sự việc trên!

 

 

 

Nhóm PV
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top