Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 7/9/2021, UBND huyện Hậu Lộc ban hành Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 5 trên địa bàn huyện. Kế hoạch được gửi đến Sở Y tế, CDC Thanh Hóa, các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND và các xã, thị trấn.
Trong đợt này, huyện Hậu Lộc được phân bổ 3.300 liều vắc xin để chủ động phòng, chống Covid-19 cho các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ, lực lượng tuyến đầu chống dịch, lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Kế hoạch tiêm vắc xin của huyện Hậu Lộc yêu cầu phải đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng, công bằng trong lựa chọn đối tượng ưu tiên và hướng dẫn chuyên môn về tiêm chủng của Bộ Y tế. Lựa chọn đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ, Quyết định 3355/QĐ-BYT ngày 8/7/2021 của Bộ Y tế và Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 11/8/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Hơn 3.300 liều vắc xin cơ bản đã được phân bổ tiêm phòng cho các đối tượng ưu tiên theo quy định. Riêng 28 trường hợp lãnh đạo huyện nghỉ hưu được ưu tiên tiêm phòng đã gây xôn xao dư luận.
Một số người dân trên địa bàn huyện Hậu Lộc phản ánh, vẫn còn nhiều người thuộc đối tượng ưu tiên như: giáo viên, người nghèo, đối tượng chính sách, người lao động cung cấp dịch vụ thiết yếu có nguy cơ lây nhiễm cao vẫn chưa được tiêm phòng vắc-xin phòng Covid-19.
Trong khi đó, trước khi ban hành kế hoạch tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 đợt 5, UBND huyện Hậu Lộc đã đề nghị các xã, thị trấn trên địa bàn huyện lập danh sách ưu tiên cho các đồng chí Thường vụ Huyện ủy và các Phó Chủ tịch HĐND, UBND huyện đã nghỉ chế độ.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn qua điện thoại, ông Nguyễn Minh Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, cho biết, việc tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 ở huyện được triển khai đúng đối tượng. “Riêng việc tiêm phòng cho lãnh đạo huyện đã nghỉ hưu, huyện Hậu Lộc căn cứ vào văn bản của UBND tỉnh đề nghị các địa phương quan tâm. Các bác lãnh đạo huyện nghỉ hưu có 20-30 người, phần lớn có tuổi rồi”, ông Hoàng cho biết thêm, đồng thời đề nghị phóng viên giải thích cho người dân hiểu về việc ưu tiên tiêm phòng vắc xin cho các trường hợp nguyên lãnh đạo huyện.
Về tiêm phòng vắc xin, huyện đang triển khai đợt tiêm thứ 6 cho các đối tượng ưu tiên là lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, giáo viên, các doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho công tác phòng chống dịch tại địa phương. Riêng đối tượng chính sách, tới đây, huyện sẽ ưu tiên cho triển khai tiêm phòng
Liên quan đến việc tiêm phòng vắc-xin phòng Covid-19, ngày 07/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng đã ký ban hành quyết định thành lập tổ điều phối vắc xin Covid-19 gồm 7 thành viên, do ông Nguyễn Bá Cẩn, Phó giám đốc Sở Y tế làm tổ trưởng, ông Lương Ngọc Trương, Giám đốc CDC Thanh Hóa và ông Mai Đức Thắng, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế làm tổ phó. Tổ điều phối hoạt động kiêm nhiệm, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và trực tiếp triển khai tổ chức thực hiện tiêm vắc-xin phòng, chống Covid-19 theo hướng dẫn, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và Bộ Y tế.
Đối tượng tiêm theo Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021-2022 (Ban hành kèm theo Quyết định Số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế):
Toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế:
a) Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân);
b) Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...);
c) Lực lượng Quân đội;
d) Lực lượng Công an;
đ) Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam;
e) Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
g) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước;
h) Giáo viên, người làm việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sỹ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá... thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
i) Người mắc các bệnh mạn tính; Người trên 65 tuổi;
k) Người sinh sống tại các vùng có dịch;
l) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;
m) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
n) Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch...), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế...cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch;
o) Các chức sắc, chức việc các tôn giáo;
p) Người lao động tự do;
q) Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.