Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 7 năm 2007 | 4:6

Huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai): Ban hành một quyết định khó hiểu trong giải quyết tranh chấp đất đai

Đầu dây, mối nhợ...

Đến năm 1986, để có con đường đi vào miếu chiêm bái, người dân và Ban tế tự miếu Bà (ông Bạch, đại diện Ban tế tự) đã đến đề nghị gia đình bà Nguyễn Thị Năm cho mở một con đường mới, nằm trên khuôn viên thuộc thửa đất của bà Năm. Năm 1998, Ban tế tự lại đến gia đình bà Năm xin nâng cấp và sử dụng vĩnh viễn phần đất mượn làm con đường đó nhưng không được chấp thuận. Ban tế tự sau đó đã bốc dỡ và di dời cổng miếu ra khỏi khuôn viên gia đình bà Năm rồi xây dựng tại khu vực nghĩa địa cách đó khoảng 100m. Năm 2003, gia đình bà Năm xây nhà trên phần đất ấy và đóng đầy đủ các loại thuế cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên, UBND huyện Nhơn Trạch đã ban hành quyết định buộc gia đình bà Năm tháo dỡ căn nhà đã xây cất từ năm 2003 (được UBND xã cho cất).

Khuất tất,  khó hiểu...
Hóa ra, không lâu sau khi bà Năm cho mượn đất để làm con đường vào miếu, Ban địa chính xã chụp không ảnh và thành lập bản đồ, phân thửa toàn huyện. Năm 2004, miếu có Ban tế tự mới. Căn cứ theo bản đồ, Ban tế tự mới khiếu kiện bà Năm, đòi quyền sử dụng con đường mà bà Năm cho mượn trước kia. Họ đã vận động UBND huyện Nhơn Trạch ra Quyết định số 531/QĐ -UBND, ngày 17-1-2007 buộc gia đình bà Năm tháo dỡ nhà. Giữa bản đồ địa chính của xã và QĐ 531 có nhiều mâu thuẫn. Thửa 44 của ông Hiệp và thửa 38 của bà Năm nằm sát cạnh nhau, đang tranh chấp, không dính dáng gì đến thửa 49, nằm cách con đường lộ và mấy thửa đất khác. Vậy mà huyện lại nêu thửa 49 vào QĐ (được ghi rõ diện tích 5.194m2) để kéo thửa 38 (3.504m2) của bà Năm vào việc. Thế nhưng, trong bản đồ, diện tích của thửa 49 lại chỉ được ghi là 2716m2 !? Giải thích về những sai lệch, thiếu sót thông số, tên thửa cũng như diện tích của các thửa 49, 38 và 44, đại diện UBND huyện Nhơn Trạch biện minh “Do sai sót trong khâu… đánh máy!” (?).

Xác minh theo đơn bạn đọc...
Theo đơn khiếu nại của gia đình bà Nguyễn Thị Năm, ủy quyền cho con là anh Dương Văn Đoàn, và theo ghi nhận sau khi xác minh, ngoài các chứng từ, hồ sơ, các nhân chứng là người cao tuổi ở địa phương, còn có người là thành viên trong Ban tế tự cũ, họ đều sẵn sàng làm chứng cho vụ việc. Ông Dương Văn Pháp, Phó chủ tịch UBND xã Phước An, bức xúc: “Nếu con đường là của Ban tế tự, tại sao lại di dời mà không tiếp tục sử dụng để rồi 2 năm sau khi bà Năm xây nhà mới quay lại khiếu kiện? Khi bà Năm xây nhà sao không lên tiếng để đình chỉ thi công?”. Ông Pháp có ý kiến là các cuộc hòa giải trước đây không cụ thể; nên chăng tổ chức một cuộc đối thoại trực tiếp giữa 2 ban tế tự cũ và mới để giải quyết thỏa đáng. Hiện nay con đường mới, dẫn vào miếu vừa thông thoáng, vừa thuận lợi hơn, lại không bị tranh chấp. Không hiểu tại sao giải pháp khăng khăng đập phá nhà của gia đình bà Năm để lấy cho bằng được vài mét vuông đất lại được nhiều người ủng hộ và vận động hết mình?

Thiết nghĩ, UBND huyện Nhơn Trạch, UBND xã Phước An, thay vì cứng nhắc giải quyết vụ việc chỉ dựa theo hình ảnh được chụp từ trên cao mà hãy theo kiến nghị của người dân, tổ chức họp dân, đối thoại trực tiếp, trưng cầu ý kiến công khai để xem xét, nghiên cứu và giải quyết hợp lý, hợp tình cho người dân an tâm, ổn định cuộc sống.

Nhóm PVĐT

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top