Đầu năm 2004, huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà) được đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch với kinh phí 2,6 tỷ đồng. Theo kế hoạch thì dự án hoàn thành vào cuối năm 2004, cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân trong huyện theo hai cách: cấp nước tập trung và cấp nước đến tận hộ gia đình. Thế nhưng đến nay, công trình gần 3 tỷ đồng này vẫn... đắp chiếu trong khi 9.000 hộ dân đang khát nước sạch.Từ một phương án sai
Theo thiết kế ban đầu, công trình cấp nước sạch này sẽ vận hành theo phương án kéo vòng. Cụ thể, công trình sẽ hút nước từ đập Đá Bàn bơm ngược lên các bồn xử lý rồi đưa nước theo 56 vòi công cộng đến các hộ dân. Sau khi phương án vận hành một thời gian đã bộc lộ hàng loạt sai sót vì kiểu cấp nước này chỉ phù hợp với vùng núi, không phải dùng máy bơm và tiêu hao điện năng lớn.
Phương án này áp dụng ở Vạn Ninh vừa tốn kém trong khâu vận hành, vừa tốn chi phí đầu tư khối lượng ống khá lớn. Bên cạnh đó, phương án cấp nước đến tận gia đình theo kiểu mỗi xã xây dựng một hệ thống cấp nước, mỗi hệ thống xây dựng một giếng khoan, một bồn chứa và hệ thống đường ống đưa nước về các gia đình được đánh giá là không khả quan. Trong khi đó, kinh phí cho mỗi công trình lên đến trên 40 triệu đồng nhưng sau khi hoàn thành hầu hết đều không đạt yêu cầu.
Một điểm bất cập thể hiện rõ sự yếu kém của đơn vị trúng thầu và thi công là công trình trọng điểm cấp nước cho 9.000 hộ dân, với 8.300m ống chính, 8.600m ống nhánh nhưng bể chứa và xử lý nước chỉ có dung tích 100m3, bể lọc thô chỉ có dung tích 60m3. Chính vì vậy, công trình mới vận hành được hơn 1 tháng đã “chết yểu” do không thể lọc được nước.
Với quá nhiều bất cập trong phương án thi công công trình của Trung tâm Cấp nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường Khánh Hoà, huyện Vạn Ninh đã mời thêm Doanh nghiệp tư doanh xây dựng thuỷ lợi Diên Khánh quản lý và vận hành công trình ở một số xã trọng điểm như Vạn Hưng, Vạn Thắng... Sau khi nhận quản lý công trình này, Doanh nghiệp Diên Khánh lắp thêm một số đường ống và đồng hồ nước để truy thu tiền của các hộ dân muốn sử dụng.
Công trình nước sạch gần 3 tỷ đồng ở Vạn Ninh bỏ hoang nhiều năm nay. |
Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều hộ dân ở xã Vạn Hưng bất bình: “Công trình cấp nước sạch trị giá tiền tỷ của Nhà nước giờ thành “quả bóng” cho các công ty, đơn vị đá qua đá lại mà dân vẫn không có nước sạch sử dụng”. Chung nỗi niềm với các hộ dân ở Vạn Hưng, nhiều hộ dân ở Vạn Phú và Vạn Khánh cũng vô cùng bức xúc: “Nước sạch gì mà bơm lên toàn bùn đất, phèn váng, đến giặt quần áo cũng không dám. Không hiểu sao, công trình bị phơi sương suốt mấy năm nay mà không thấy ai đến sửa chữa”.
Yếu kém hay rút ruột công trình?
Đến thời điểm này, công trình nước sạch ở Vạn Ninh bị đã bỏ hoang nhiều năm. Trong khi Nhà nước tốn tiền tỷ, nhưng 9.000 hộ dân vẫn đang thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nhiều câu hỏi được đặt ra, không biết đơn vị thiết kế và thi công yếu kém hay do rút ruột công trình?
Đơn cử như, hệ thống cấp nước tập trung tại xã Vạn Hưng, được đầu tư hơn 2 tỷ đồng. Lẽ ra hệ thống này phải có bể chứa, bể lọc, hệ thống xử lý bằng thuốc khử trùng nhưng đơn vị thi công đã bỏ bớt hệ thống xử lý nên nước trước và sau khi xử lý không khác nhau là mấy. Bên cạnh đó, một số trạm nước ở các xã khi xây dựng không khảo sát cụ thể nên cũng “nằm im” không hoạt động. Nhiều hộ dân gay gắt: “Không thể hiểu nổi, một công trình lớn nhưng xây dựng xong lại bỏ hoang. Lẽ nào trước khi xây dựng, đơn vị thi công không khảo sát kỹ để tiền của Nhà nước khỏi lãng phí”. Người dân đã nhiều lần phản ánh tình trạng đơn vị thi công không có trách nhiệm, thi công không đảm bảo,... lên cấp trên nhưng đến nay vẫn chưa thấy hồi âm. Tại sao vậy?
Văn Đạo
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.