Ngày 9/11, Công an thành phố Hà Nội đã kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy lớn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại nhà số 68 phố Trần Thái Tông, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, khiến 13 người tử vong.
Theo đó, kết quả điều tra ban đầu cho thấy: Nhà số 68 Trần Thái Tông được chị Nguyễn Diệu Linh, 30 tuổi, trú tại phường Văn Quán, quận Hà Đông hợp đồng thuê 10 năm (từ 1/7/2016 đến 1/7/2026) để kinh doanh dịch vụ karaoke. Chị Linh đã thuê Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Thiện An Phú (tại phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) thiết kế, thi công, lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Ngày 13/10, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy. Đến ngày 31/10, Công ty Thiện An Phú đã thi công đúng theo hồ sơ được thẩm duyệt với 90% tiến độ công trình nhưng chưa kết nối các hệ thống nên các thiết bị chưa hoạt động. Mặt khác, theo yêu cầu của chồng chị Linh, cửa thoát hiểm ở tầng 2 không được lắp đặt; đường ống nước thuộc hệ thống chữa cháy tự động theo thiết kế được duyệt phải lắp ống D32 nhưng đã thay đổi bằng ống D25.
Hiện trường vụ cháy lớn tại phố Trần Thái Tông khiến 13 người tử vong. (Nguồn: dangcongsan.vn)
Theo thiết kế được Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố phê duyệt, tầng 1 lắp vách kính chống cháy 60 phút, các cửa phòng lắp cửa chống cháy 45 phút cũng chưa được thực hiện.
Ngày 1/11, trong lúc thợ thi công tháo cánh cửa ra vào ở tầng 2, chị Linh vẫn cho khách hát tại phòng 502 và 601 từ 12 giờ. Đến 13 giờ 30 phút, Hoàng Văn Tuấn, 23 tuổi, trú tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, là thợ hàn cắt (không có bằng cấp, chứng nhận hành nghề) được thuê làm tại tầng 2, cắt bản lề cửa thì lửa và vảy hàn chảy xuống nền nhà, bắn lên vách gây cháy.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Giám đốc Công an thành phố đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra phối hợp Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân thống nhất quan điểm đánh giá chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của các đối tượng để quyết định khởi tố bị can, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh theo pháp luật./.
Hạnh Quỳnh/TTXVN
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.