Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 22 tháng 4 năm 2012 | 8:59

Khai thác đá, phá “đệ nhất động xứ Thanh”?

KTNT- Sau một thời gian yên ả, nạn khai thác đá trái phép tại các xã Vĩnh Minh, Vinh An, Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc-Thanh Hóa) lại tái phát. Tình trạng này diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật và được tổ chức bài bản doanh nghiệp, tổ chức... Điều đáng nói, tình trạng trên có nguy cơ ảnh hưởng đến kỳ quan thiên nhiên được đánh giá là đẹp nhất xứ Thanh: động Tiên Sơn.

Dọc theo Quốc lộ 217, bắt đầu từ thị trấn Hà Trung ngược lên phía tây tỉnh Thanh Hóa chưa đầy 15 km, chúng ta bắt gặp Cụm công nghiệp đá xuất khẩu Vĩnh Minh (Vĩnh Lộc) với hàng trăm tổ hợp, xí nghiệp, công ty khai thác đá hoạt động ầm ĩ ngày đêm. Đây chính là “đại bản doanh” được các chủ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... khai đá đá trái phép ở các khu vực lân cận mang về tập kết và gia công đá xuất khẩu.

Chiếc xe Ipha chở đá của Cty TNHH Hồng Sâm.

Theo quan sát của chúng tôi, xung quanh khu vực này chưa đầy 2km2 có đến gần chục mỏ khai thác đá trái phép đang thi nhau “cạo trọc” những dãy núi. Có nhiều chủng loại như đá vân xanh, đá trắng, đá granit... nằm lộ thiên được xếp tầng tầng, lớp lớp như những bút tháp kỳ vỹ làm nên sự huyền bí của khu di tích Động Tiên Sơn. Tuy nhiên, bên cạnh vẽ đẹp kỳ vỹ đó là những đống đá trơ trọi, lổm ngổm... đang bị “băm nát” từng ngày.

Tại khu vực núi Đồng Lác, xã Vĩnh An (nằm trong vành đai cấm của khu di tích Động Tiên Sơn), chúng tôi quan sát thấy một nhóm thợ đang hì hục quai búa để gõ đá. Cách đó không xa, một anh thợ đang tranh thủ “khò khò” trên cần lái chiếc xe máy xúc. Phía cổng đi vào, là 2 sợi dây dẫn dài loằng ngoằng men theo mép đường kéo dài tới chân núi, dùng để đào “cống”. Theo nghĩa của thợ đá, “cống” chính là lỗ khoan sâu vào lòng núi, sau đó nhồi thuốc nổ vào nhằm đánh sập núi đá.

Lân la mãi chúng tôi làm quen được một thợ đá, anh Nguyễn Văn Th. Tiết lộ: “Trước khi đào “cống”, người thợ phải biết cách quan sát địa hình, nhằm khi mìn được kích nổ phải đánh sập khối lượng đá nhiều nhất. Đối với thợ nào cũng vậy, “cống” đặt theo nguyên tắc: luôn nằm dưới chân núi, đường kính miệng “cống” khoảng từ 60 – 70cm, chiều sâu tùy thuộc vào từng vị trí thế đá, có nơi sâu đến 30 - 40m. Cuối cùng, “cống” được nhồi thuốc nổ bình thường từ 2 – 3 tạ thuốc, có khi lên tới 70 tạ thuốc, rồi cho kích nổ”.

Một nhóm công nhân tại bãi khai đá trái phép của Cty TNHH Hồng Sâm.

Theo tìm hiểu, tại vị trí khai thác đá trái phép này là của Công ty TNHH Hải Sâm ở xóm 9 (xã Vĩnh Minh). Công ty này hoạt động từ năm 2010. Mỗi ngày, Công ty vận chuyển ra ngoài hàng chục khối đá ở khu vực khu di tích động Tiên Sơn.

Cách đó không xa, tại khu vực giáp gianh giữa núi Bền, núi Vẹn chúng tôi lại có dịp “mục sở thị” núi bị tàn phá, oanh tạc. Tại đây, theo hướng dẫn của anh thợ đá Nguyễn Văn Th., chúng tôi đếm được 6 mỏ khai thác đá trái phép đang thi nhau nổ mìn, nạo vét núi với qui mô và qui trình không có gì khác so với cách khai thác của Công ty TNHH Hồng Sâm.

Một thực tế là lợi nhuận từ khai thác đá các chủ doanh nghiệp được hưởng, còn những thợ đá “chân lấm tay bùn” lại luôn gặp phải những hiểm nguy rình rập. Bởi, những công nhân ở đây không được chủ sử dụng lao động trang bị các biện pháp bảo hộ, bảo vệ.

Vì vậy, đã có những cái chết thương tâm xảy ra tại khu vực này. Đó là trường hợp của anh Nguyễn Văn Hoành ở xóm 9, xã Vĩnh Minh. Sau khi nổ mìn đánh đá xong, anh Hoành lên phía trên cao để cậy đá thì bị sụt và lăn xuống chân núi chết ngay tại chỗ. Hay một trường hợp khác là anh Nguyễn Văn Liệu, công nhân của Công ty đá tự nhiên Thanh Hóa cũng bị đá sập đè chết.

Đã đến lúc phải gióng lên tiếng chuông báo động vì tình trạng khai thác đá bừa bãi, thiếu kiểm soát ở khu vực quanh động Tiên Sơn. Đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa sớm vào cuộc làm rõ và ngăn chặn sự việc trên.

Chiếc máy ép khí đùng để đào “cống”

Đá có sức hút kỳ lạ.

Duy Phong - Văn Trường

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top