UBND tỉnh Long An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 2,1 tỷ đồng đối với Công ty TNHH Khai thác khoáng sản Kim Cương (xã Tân Lập, Mộc Hóa, Long An) vì khai thác đất trái phép.
Khai thác trái phép diễn ra trong 3 năm
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An vùa cho biết, liên quan đến vụ việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khai thác khoáng sản Kim Cương (xã Tân Lập, Mộc Hóa, Long An) khai thác đất trái phép trong suốt thời gian dài, UBND tỉnh Long An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị này. Tổng số tiền phạt là gần 2,1 tỷ đồng.
Sau khi có quyết định xử phạt, đại diện doanh nghiệp vi phạm đã có đơn xin được nộp phạt nhiều lần và được Chủ tịch UBND tỉnh Long An chấp thuận.
Theo đó, UBND tỉnh cho phép Công ty Kim Cương được nộp phạt 3 lần với các mức 833 triệu đồng, 624 triệu đồng và hơn 623 triệu đồng; chậm nhất đến ngày 30/7/2020, doanh nghiệp phải hoàn thành việc nộp phạt.
Trước đó, do hoạt động khai thác hầm đất của Công ty Kim Cương bị một hộ dân khiếu nại, tố cáo nên chính quyền huyện Mộc Hóa đã tiến hành kiểm tra, xác minh và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai thác đất trái phép đối với công ty này vào tháng 5/2019.
Tuy nhiên, trong quyết định xử phạt chỉ xác định Công ty Kim Cương đã vận chuyển ra khỏi hầm khối lượng 35m3 đất, tại hiện trường không có phương tiện cơ giới làm việc nên mức xử phạt chỉ là 50 triệu đồng.
Cho rằng mức xử phạt trên là không phù hợp, hộ dân nói trên tiếp tục khiếu kiện đến nhiều cơ quan chức năng, báo chí về hành vi khai thác đất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.
Theo ông Đào Anh Thơ, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộc Hóa: Từ năm 2018, Công ty Kim Cương đã làm các thủ tục để xin cấp phép khai thác hầm đất với diện tích 6,9 ha. Vị trí xin khai thác đất hoàn toàn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Mộc Hóa, nằm trong quy hoạch vùng tài nguyên khoáng sản và thuộc vùng không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Đến tháng 5/2019, dự án khai thác đất san lấp và khoáng sản đi kèm của Công ty Kim Cương đã được UBND tỉnh Long An phê duyệt chủ trương đầu tư, các thủ tục về đất đai, môi trường… cũng đã hoàn thành, chỉ còn chờ cơ quan có thẩm quyền ra giấy phép khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, trong khi chưa có giấy phép nhưng công ty Kim Cương đã bắt đầu khai thác. Huyện đã xử phạt và yêu cầu chủ đầu tư dừng khai thác cho đến khi có giấy phép.
Theo tìm hiểu, từ năm 2017, Công ty Kim Cương mua lại phần đất đã khai thác gần 1ha tại địa điểm Ấp 5 (xã Tân Lập) của một cá nhân và tiếp tục mở rộng khai thác. Toàn bộ hoạt động khai thác đều chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép.
Sau khi bị UBND huyện Mộc Hóa xử phạt và yêu cầu dừng khai thác, dù chưa được cấp phép nhưng Công ty Kim Cương vẫn tiếp tục đưa phương tiện cơ giới vào hầm đất để khai thác và vận chuyển đất ra khỏi hầm. Đơn cử như ngày 10/11/2019 và ngày 7/1/2020, phóng viên phát hiện rằng tại khu vực hầm có máy xúc đang khai thác và nhiều lượt xe ben (loại 10 m3) vận chuyển đất ra khỏi điểm khai thác.
Bà Diệp Thị Hiếu, Giám đốc Công ty Kim Cương, thừa nhận với phóng viên hành vi khai thác đất khi chưa được cấp phép của mình. Việc khai thác đất là nhằm lấp mặt bằng văn phòng của công ty, bán để san lấp công trình, cầu đường… có ngày khai thác đến 60 – 70 xe.
Đến tháng 12/2019, sau khi tiếp nhận đơn khiến kiện của người dân, Thanh tra Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Long An đã vào cuộc kiểm tra hoạt động khai thác đất của Công ty Kim Cương và đo đạc, đánh giá khối lượng khai thác…, tham mưu với UBND tỉnh Long An ban hành quyết định xử phạt.
Phú Thọ: Khai thác cát trái phép, một cá nhân bị phạt hơn 650 triệu đồng
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với ông Hán Đức Chính do khai thác khoáng sản (cát) trái phép trên sông Lô thuộc xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì với số tiền hơn 650 triệu đồng.
Theo quyết định, ông Hán Đức Chính đã thực hiện hành vi "khai thác khoáng sản mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" khi khối lượng khoáng sản là cát lòng sông đã khai thác từ 50m3 trở lên (khối lượng đã khai thác 89,1 m3 cát).
Quy định tại Điểm h, Khoản 1, Điều 44, Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoảng sản, ông Hán Đức Chính bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau: Hình thức xử phạt chính là phạt tiền với mức trung bình của khung phạt là 150 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung là buộc ông Hán Đức Chính phải nộp 507,5 triệu đồng vào Ngân sách Nhà nước. Tổng số tiền xử phạt đối với ông Hán Đức Chính là 657,5 triệu đồng, nộp vào ngân sách Nhà nước.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Yêu cầu hoàn nguyên xuống dòng sông Lô tại vị trí khai thác đối với tang vật vi phạm là 89,1 m3 cát. Ông Hà Đức Chính phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này, nếu không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Bị phạt hàng trăm triệu vì huỷ hoại đất để lập “dự án ma”
Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Thanh Tùng vừa ký ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Ngọc Bắc, sinh năm 1980, thường trú tại tổ dân phố 8, thị trấn Đức An, huyện Đắk Song vì đã có hành vi huỷ hoại đất trên diện tích lớn.
Theo quyết định, ông Nguyễn Ngọc Bắc bị phạt vi phạm hành chính 105 triệu đồng. Lý do, đã có hành vi hủy hoại đất trên diện tích 4,8 ha, vi phạm trong trường hợp làm biến dạng địa hình với diện tích đất bị huỷ hoại từ 1 ha trở lên được quy định tại điểm D, khoản 1, Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, ngày 19-11-2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
UBND tỉnh Đắk Nông cũng yêu cầu ông Nguyễn Ngọc Bắc phải khắc phục hậu quả đối với những vi phạm do các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ ra; đồng thời, ông Bắc phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này, trường hợp không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định. Giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng thanh tra theo dõi, tổng hợp báo cáo để tỉnh để Đắk Nông có biện pháp xử lý.
Như Nhân Dân điện tử đã phản ánh, nhiều năm nay, ông Nguyễn Ngọc Bắc, sinh năm 1980, thường trú tại thị trấn Đức An, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông ngang nhiên dùng các loại máy cơ giới múc đất lấn chiếm hành lang Quốc lộ 14, rừng phòng hộ cảnh quan Quốc lộ 14, san lấp mặt bằng làm khu dân cư trái phép trên diện rộng để phân lô, bán nền. Sự việc diễn ra liên tục như thách thức pháp luật nhưng vẫn không được các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương ngăn chặn, xử lý dứt điểm…
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.