Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 20 tháng 11 năm 2019 | 0:54

Khẩn trương đưa ra xét xử vụ MobiFone - AVG

Mới đây, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Hai vụ án đã được bổ sung vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi tại Công ty Nhật Cường và vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

truong-minh-tuan-nguyen-bac-son_elfa_thumb.jpg
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham chỉ đạo, khẩn trương đưa ra xét xử vụ MobiFone - AVG

 

Từ sau phiên họp thứ 15 của Ban Chỉ đạo đến nay các cơ quan bảo vệ pháp luật đã xử lý dứt điểm 13 vụ án, 24 vụ việc, khởi tố mới 10 vụ án, phục hồi điều tra 7 vụ án, kết thúc điều tra 21 vụ án/127 bị can, ban hành cáo trạng truy tố 18 vụ án  với 98 bị can, xét xử sơ thẩm 12 vụ án/41 bị cáo, xét xử phúc thẩm 13 vụ án/156 bị cáo; đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản giá trị trên 10.000 tỷ đồng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo, cho biết, Ban Chỉ đạo đã tập trung điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh một số vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, như: Vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma; Vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Đà Nẵng và một số địa phương…

Về nhiệm vụ thời gian tới, Tổng Bí thư chỉ đạo, khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm đối với 5 vụ án nghiêm trọng, phức tạp, gồm: Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, liên quan đến Dự án 15 Thi Sách, TP. Hồ Chí Minh.

Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý đất đai; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại TP. Đà Nẵng; Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông Mobifone, Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan; Vụ án “Giả mạo trong công tác; Sản xuất, buôn bán hàng giả”, xảy ra tại Công ty Lũng Lô và một số công ty, tổ chức liên quan; Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trưởng Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu tập trung điều tra làm rõ, xử lý nghiêm sai phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, Công ty Gang thép Thái Nguyên. Vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Cục Quản lý dược, Bộ Y tế…

 

thanh.jpg
Bị can Thành và Bình (Ảnh cơ quan công an).

 an.jpg

 Bị can Phú (trái) và An (Ảnh cơ quan công an).

 

Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất bổ sung 2 vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, gồm: Vụ án “Buôn lậu, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Rửa tiền” xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường, Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp phần mềm Nhật Cường và các đơn vị có liên quan; Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tiến hành điều tra vụ án hình sự “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Ban quản lý Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan, theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 43/C03-P13.

Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 4 bị can về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 298 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bốn bị can này là: Nguyễn Tiến Thành, nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Hà Văn Bình, nguyên Giám đốc gói thầu số 7, Ban quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Phạm Đình Phú, Phó Tổng giám đốc Công ty Phương Thành, Giám đốc Ban điều hành gói thầu số 5; Nguyễn Thành An, thành viên Cienco 1, Phó giám đốc Ban điều hành gói thầu số 7.

Theo CQĐT, các đối tượng trên đã có hành vi sai phạm, gây thiệt hại trong quá trình thi công, nghiệm thu dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Ngày 14/11, Viện KSND tối cao đã phê chuẩn các Quyết định tố tụng nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt, triển khai thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục khẩn trương điều tra mở rộng vụ án, củng cố tài liệu chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của các bị can đã khởi tố, hành vi của các đối tượng liên quan, xác minh tài sản để thu hồi, kê biên triệt để theo đúng quy định của pháp luật. 

Liên quan tới, Đại úy Lê Thị Hiền làm náo loạn tại sân bay Tân Sơn Nhất một lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết, đang làm quy trình kỷ luật đối với nữ cán bộ này. Hình thức kỷ luật sẽ hạ 2 cấp từ Đại úy xuống Trung úy và cho viết đơn xin ra khỏi ngành.

Trước đó, bà Lê Thị Hiền đã bị tổ chức Đảng của Công an quận Đống Đa tiến hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng.

Trong khi đó, liên quan tới hành vi hành hung nhân viên bán hàng tại trạm Hải Đăng nằm trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đoạn qua xã Tân Phú (thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên), Thượng úy Nguyễn Xô Việt (SN 1984), cán bộ Đội Tổng hợp, Công an Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên bị giáng cấp từ thượng úy xuống trung úy và cho ra khỏi ngành.

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top